Tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần là những tín ngưỡng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á như Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…Các tín ngưỡng này góp phần thể hiện sự chia sẻ về niềm tin, tôn giáo, phong tục, tập quán…của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, đồng thời cũng thể hiện những nét đặc thù riêng của mỗi nước.
Việc nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả Việt Nam, nhiều học giả trong khu vực cũng như các học giả các nước trên thế giới.
Quang cảnh hội thảo
Hội thảo do Trường Đại học KHXHNV (ĐHQG Hà Nội) phối hợp với Trường Đại học Quốc lập Thành Công, Đại học Kim Môn (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức, gồm 3 phiên làm việc, được chia thành nhiều tiểu ban với ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Trung. Hội thảo tập trung tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần ở khu vực châu Á dưới các góc độ chuyên ngành và liên ngành: văn học, sử học, văn hóa học, tôn giáo học, khu vực học… Các tham luận hướng vào các chủ đề chính, đó là: Các truyền thuyết về Quan Âm và nữ thần ở khu vực châu Á; Lịch sử tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần ở khu vực châu Á; Các di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần ở châu Á; Việc thực hành tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á.
Phát biểu tại lễ khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) cho biết: "Chúng tôi cho rằng, các hoạt động khoa học giao lưu học thuật như hội thảo lần này thực sự là một cơ hội quý báu để các giảng viên, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế chia sẻ tri thức và công bố kết quả, thành tựu nghiên cứu mới.
GS.TS Nguyễn Văn Kim phát biểu khai mạc hội thảo
Là một chủ đề khoa tương đối chuyên biệt và khó đi nhưng lại là lĩnh vực hết sức sinh động và thú vị trong đời sống xã hội và văn hoá tại Châu Á. Các tham luận trao đổi đã phần nào làm rõ thêm những điểm tương đồng dễ nhận về các tín ngưỡng Quan Âm và nữ thần ở các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á, đưa ra các luận cứ và thông tin khoa học sát thực, sâu sắc đến tư tưởng, triết lý, giá trị nhân văn. Nền tảng văn hóa tương đồng sẽ kết nối tình bằng hữu cho các quốc gia dân tộc và vũng lãnh thổ.
GS. Lâm Tòng Nhất (Phó Hiệu trưởng Đại học Quốc lập Thành Công (Đài Loan, Trung Quốc)) chia sẻ: "Tôi nhận thấy rằng hội thảo này có ý nghĩa rất sâu sắc và phong phú. Tinh thần trung tâm nhất của tín ngưỡng này là sự từ bi, một trong những nội hàm quan trọng nhất của sự từ bi chính là vượt qua giới hạn của bản thân và sự chia sẻ đồng cảm…".
GS. Lâm Tòng Nhất phát biểu khai mạc hội thảo
Một số hình ảnh tại các phiên làm việc của tiểu ban
Hội thảo gồm 3 phiên làm việc, được chia thành 7 tiểu ban, sử dụng tiếng Việt và tiếng Trung, tập trung tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần ở khu vực châu Á dưới các góc độ chuyên ngành và liên ngành: văn học, sử học, văn hóa học, tôn giáo học, khu vực học…
Các tham luận hướng vào các chủ đề chính: Các truyền thuyết về Quan Âm và nữ thần ở khu vực châu Á; Lịch sử tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần ở khu vực châu Á; Các di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần ở châu Á; Việc thực hành tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á.
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Hình ảnh tập thể các đại biểu, BTC và TNV tại lễ bế mạc
Tour điền dã tại chùa Bút Tháp
Kết thúc hội thảo, các tham luận có chất lượng khoa học tốt sẽ được Ban tổ chức tuyển chọn, biên tập để xuất bản trong kỷ yếu có chỉ số ISBN tại một Nhà xuất bản có uy tín ở Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2020.
Ngoài 3 phiên làm việc tại Hội trường, hội thảo còn tổ chức một tour nghiên cứu điền dã văn hóa dân gian tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) vào chiều 06/09 và một số hoạt động trải nghiệm văn hóa khác.
Hội thảo do Khoa Văn học, Trường Đại học KHXHNV (ĐHQG Hà Nội) phối hợp với Trường Đại học Quốc lập Thành Công, Đại học Kim Môn (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức, với sự chuẩn bị chu đáo thành công rực rỡ và nhận được nhiều tham luận chất lượng đi đúng hướng vào các chủ đề chính, đó là: tín ngưỡng thờ Quan Âm và nữ thần ở khu vực châu Á, góp phần thắt chắt mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Đài Loan, mở ra những hợp tác quốc tế trong học thuật.
Tác giả: Thảo Nhi
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn