Tại buổi tiếp, GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) khẳng định Viện KAS là một trong những đối tác lâu dài, tin cậy của Trường ĐHKHXH&NV. Giáo sư Hiệu trưởng hy vọng trong tương lai sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của Viện trong các lĩnh vực như trao đổi học giả, tổ chức hội thảo quốc tế, công bố quốc tế. Trong hợp tác tổ chức hội thảo, một số chủ đề được ưu tiên là so sánh môi trường an ninh ASEAN-EU, so sánh văn hóa ASEAN-EU, công tác cải cách giáo dục, xã hội, văn hóa Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài…
Ông Peter Girke đánh giá cao những đề xuất trên và cho biết, Viện KAS luôn quan tâm tới đầu tư giáo dục, sẵn sàng giúp đỡ và tạo điều kiện cho Nhà trường trong tương lai. Chẳng hạn, mới đây ngày 18/9/2018, KAS và Nhà trường đồng tổ chức tọa đàm “Đổi mới biên soạn sách giáo khoa Lịch sử bậc phổ thông ở Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế”. Đó sẽ là những động lực thúc đẩy quan hệ hai bên nói riêng, quan hệ Đức - Việt Nam nói chung. Mục tiêu hoạt động chính của KAS là hỗ trợ dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền và mở rộng nền kinh tế thị trường xã hội. Các dự án của KAS nhằm góp phần tăng cường hơn nữa sự ổn định lâu dài về chính trị cũng như phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.
GS.TS Phạm Quang Minh chụp ảnh lưu niệm với ông David Brahler
Tiếp đó, GS. TS Phạm Quang Minh đã trao đổi, giải đáp một số thắc mắc của ông David Brahler về giáo dục đại học Việt Nam như xu hướng tự chủ đại học; những thách thức trong tuyển sinh các ngành KHXH&NV nói chung và Trường ĐHKHXH&NV nói riêng; sự kết hợp, cạnh tranh giữa các ngành khoa học và các ngành ứng dụng mới; đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học truyền thống như Lịch sử, Văn học...
Tác giả: Trần Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn