Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Thứ trưởng Canada thăm Trường

Thứ bảy - 24/11/2012 21:49
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, bà Janece Charette (Thư kí nội các kiêm thứ trưởng phụ trách các vấn đề liên chính phủ của Canada) đã tới thăm và nói chuyện với giảng viên, sinh viên Trường ĐHKHXH&NV vào ngày 23/11/2012.
Thứ trưởng Canada thăm Trường
Thứ trưởng Canada thăm Trường
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, bà Janece Charette (Thư kí nội các kiêm thứ trưởng phụ trách các vấn đề liên chính phủ của Canada) đã tới thăm và nói chuyện với giảng viên, sinh viên Trường ĐHKHXH&NV vào ngày 23/11/2012. PGS.TS Phạm Quang Minh - Phó Hiệu trưởng Nhà trường - đã tiếp đón, chào mừng và cảm ơn bà Janece Charette. Cùng đi với bà Janece Charette còn có bà Deborah Chatsis (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada) và Tham tán chính trị Đại sứ quán Canada tại Việt Nam. Tiếp đó, bà Janece Charette đã dành thời gian trao đổi, trò chuyện thân mật với cán bộ và sinh viên Trường ĐHKHXH&NV về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dịch vụ công tại Canada. Ba Janece Charette cho biết: Dịch vụ công là tổ chức chuyên nghiệp ở Canada, có trách nhiệm phục vụ nhân dân Canada một cách tốt nhất, đảm bảo sự công bằng, không thiên vị. Nhiệm vụ chính của hệ thống dịch vụ công là tư vấn, hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân Canada. Để hoàn thành nhiệm vụ này, một hệ thống dày đặc các văn phòng được trải khắp các tỉnh bang của đất nước Canada rộng lớn, với tổng số viên chức là 270.000 người nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của người dân. Công việc của lĩnh vực dịch vụ công ở Canada bao gồm: tư vấn thiết kế, thực hiện chính sách, đào tạo nguồn nhân lực…. Nói về những điểm mới của lĩnh vực dịch vụ công ở Canada, bà Janece Charette nhấn mạnh đến đặc điểm đa văn hoá của đất nước, xã hội ngày càng nhiều người già và xu thế toàn cầu hoá đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dịch vụ công. Để đối phó với những thách thức này, dịch vụ công ở Canada phải tuyển dụng đội ngũ nhân lực mới, với những kĩ năng mới, có tài năng vượt trội. Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ công của Canada vẫn đảm bảo những đặc tính không thay đổi: đó là giá trị chất lượng, tính chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính rất cao. Là quốc gia đa ngôn ngữ và vì yếu tố lịch sử, các nhân viên của hệ thống dịch vụ công ở Canada bắt buộc phải sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp. Bất cứ một cán bộ dịch vụ công nào cũng phải đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ và thái độ trong công tác, tạo niềm tin cho người dân. Theo bà Janece Charette, hệ thống dịch vụ công của Canada có chất lượng phục vụ rất tốt và bà tự hào được thực hiện công việc của mình, tự hào là công dân Canada. Sau phần trình bày của bà Janece Charette, các giảng viên và sinh viên Nhà trường đã trao đổi và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến trách nhiệm giữa chính quyền liên bang và tỉnh bang trong việc giải quyết các vấn đề, cụ thể là vấn đề giáo dục; làm thế nào để đánh giá mức độ hoạt động của dịch vụ công, yếu tố nào tác động đến thái độ và trách nhiệm làm việc tốt như vậy của các công chức trong lĩnh vực dịch vụ công, khi gặp khó khăn, người dân phải làm gì, liên hệ với ai, chính sách nhập cư của Canada có đặc điểm gì… Thư kí nội các kiêm thứ trưởng phụ trách các vấn đề liên chính phủ của Canada đã giải đáp một cách thoả đáng tất cả các câu hỏi của cán bộ và sinh viên.

Kết thúc buổi nói chuyện bà Janece Charette bày tỏ niềm vui như được trở về nhà khi đến thăm Trường ĐHKHXHNV, bởi vì bà nhìn thấy hình ảnh cây lá phong vàng và tháp truyền hình Toronto được trang trí nổi bật ở phòng Thông tin của Nhà trường. Đặc biệt bà rất vui mừng về mối quan hệ hợp tác giữa Canada và Nhà trường và tin tưởng rằng trong năm tới 2013, khi hai nước kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Đại sứ quán Canada sẽ phối hợp với Nhà trường tổ chức một cuộc hội thảo khoa học lớn, một cuộc thi tìm hiểu về Canada và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác.

Tác giả: nguyenhang

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây