Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Sớm đưa Trường ĐHKHXH&NV trở thành một đại học nghiên cứu

Chủ nhật - 02/06/2013 17:20
Sớm đưa Trường ĐHKHXH&NV trở thành một đại học nghiên cứu
Sớm đưa Trường ĐHKHXH&NV trở thành một đại học nghiên cứu

Hội nghị cán bộ chủ chốt Trường ĐHKHXH&NV diễn ra ngày 20/05/2013 tại Cửa Lò, Nghệ An.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo sơ kết năm học 2012-2013 và kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013 – 2014; Báo cáo về quy hoạch phát triển ngành, chuyên ngành từ 2015 đến 2020; Báo cáo về giải pháp xây dựng đại học nghiên cứu; Báo cáo kết quả làm việc tại Trường Sa; Báo cáo đề án xây dựng Bộ môn Lịch sử đô thị và Đô thị học của khoa Lịch sử.

Năm học 2012-203, Nhà trường đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu kế hoạch, hoàn thành việc chuyển đổi 23 chương trình đào tạo đại học, 54 chương trình sau đại học theo chuẩn đầu ra; triển khai xây dựng được ngân hàng câu hỏi, đề thi, đáp án cho các môn thi thuộc khối kiến thức M2, M3; hoàn thành đề án mở thêm 1 ngành và 3 chuyên ngành mới; thí điểm sử dụng website môn học, tổ chức 4 khoá tập huấn cho 82 giảng viên trẻ về thiết kế môn học và phương pháp giảng dạy; xây dựng thêm 78 ngành đào tạo bằng kép; quy mô tuyển sinh sau đại học tăng 4,3%.

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Năm học 2012-2013, Nhà trường được giao chủ trì thực hiện 09 đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước (tăng gần 200%), tổ chức được hơn 30 hội thảo, toạ đàm khoa học, trong đó có 14 hội thảo, toạ đàm quốc tế.

Với phương châm Đổi mới – Tiên phong – Chất lượng, các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học tới tới được xác định là:

- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chương trình thuộc nhiệm vụ chiến lược, mở rộng đào tào chất lượng cao, nâng cao chất lượng đào tạo các chương trình liên kết quốc tế trên cơ sở đẩy mạnh các hoạt động đào tạo theo TC và tăng cường công tác quản lí đào tạo.

- Tập trung tổ chức hoàn thành tốt các đề tài cấp Nhà nước hiện có, tập trung xây dựng và triển khai một số đề tài thuộc chương trình Tây Bắc của ĐHQGHN, tổ chức hoàn thành đúng tiến độ những đề tài trọng điểm.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao tỉ lệ cán bộ đạt chuẩn.

- Tiếp tục thực hiện và mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác là các trường đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới để phát triển các chương trình liên kết quốc tế chất lượng cao và các dự án, đề tài hợp tác khoa học.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, đẩy mạnh cải cách hành chính trong phạm vi toàn trường theo chuẩn ISO, tăng cường và mở rộng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

GS.TS Nguyễn Hữu Đức (Phó Giám đốc ĐHQGHN) phát biểu tại Hội nghị.
Đình Hậu/USSH

GS.TS Nguyễn Hữu Đức (Phó Giám đốc ĐHQGHN) phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Hữu Đức (Phó Giám đốc ĐHQGHN) khẳng định, Trường ĐHKHXH&NV vẫn giữ vững vị thế là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về lĩnh vực khoa học và xã hội nhân văn. Nhưng trên con đường phát triển theo định hướng một đại học nghiên cứu, Nhà trường cần có thêm nhiều những chính sách đột phá hơn để có thể sớm đạt được mục tiêu đề ra.

Lắng nghe và tiếp thu những đóng góp của các lãnh đạo ĐHQGHN và các đại biểu tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Khánh nhấn mạnh: để sớm trở thành một trường đại học nghiên cứu cần sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ giảng viên, đội ngũ cán bộ hành chính mà trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt hiện nay. Bên cạnh đó, Nhà trường mong luôn nhận được sự ủng hộ, chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của ĐHQGHN đối với những hoạt động nghiên cứu của Nhà trường trong thời gian tới.

Xây dựng chuyên ngành mới: cần chủ động và sáng tạo

Trước yêu cầu về việc phải có cán bộ cơ hữu có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành khi mở một chuyên ngành mới, khá nhiều ý kiến phản biện:

PGS.TS Phạm Xuân Hằng (Khoa Khoa học Quản lí): ĐHQGHN nói chung và ĐHKHXH&NV nói riêng nên vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể trong việc mở những ngành mới. Hiện nay có nhiều ngành mới ở Việt Nam chưa hề có những chuyên gia về lĩnh vực đó. Nếu như đợi có đủ chuyên gia mới được cấp phép mở thì không thể mở được ngành đó.

PGS.TS Phạm Xuân Hằng.
Đình Hậu/USSH

PGS.TS Phạm Xuân Hằng.

PGS.TS Vũ Thị Phụng (Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng): Vấn đề quy hoạch các ngành, chuyên ngành tại trường lớn như trường ta cần có quy hoạch cụ thể, để Nhà trường và các khoa luôn nắm được thế chủ động trong định hướng phát triển của mình. Có những ngành mà có truyền thống lâu đời, khi mở thì cần phải có những đội ngũ những chuyên gia về lĩnh vực đó – điều đó có thể coi là một yêu cầu bắt buộc. Nhưng đối với ngành mới, chúng ta không thể áp dụng những tiêu chuẩn về đội ngũ như những ngành đã có truyền thống. Để trở thành một đơn vị tiên phong trong quá trình xây dựng và phát triển ngành, Nhà trường, cũng như ĐHQGHN cần có sự linh động trong việc mở những chuyên ngành mới.

Giải pháp xây dựng đại học nghiên cứu

Giải pháp để xây dựng một đại học nghiên cứu là một nội dung thu hút nhiều góp ý thảo luận của các đại biểu tại Hội nghị:

PGS.TS Đặng Xuân Kháng (Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ): Để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ của Nhà trường, phấn đấu đưa Trường sớm trở thành một trường đại học nghiên cứu, Nhà trường sẽ đưa ra những định chế đối với những đối tượng cán bộ thuộc diện yêu cầu không đăng kí dự thi nghiên cứu sinh.

PGS. Nguyễn Văn Hàm (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng): Nhà trường nên xây dựng tạp chí khoa học riêng, mang bản sắc nghiên cứu xã hội nhân văn. Hiện tại ĐHQGHN có tạp chí, nhưng không gian dành cho lĩnh vực khoa học xã hội còn rất ít, trong khi hàng năm trường có hàng trăm các bài nghiên cứu khoa học chất lượng được công bố. Để tiến tới một đại học nghiên cứu, Nhà trường cần sớm có một tạp chí khoa học, việc hoạt động và duy trì tạp chí khoa học này sẽ góp phần khẳng định tên tuổi và vị thế của Trường.

PGS Nguyễn Văn Hàm.
Đình Hậu/USSH

PGS Nguyễn Văn Hàm.

PGS.TS Vũ Thị Phụng (Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng): Việc xây dựng một tạp chí khoa học sẽ tạo điều kiện cho các bộ trẻ của sớm có cơ hội tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo nên một sân chơi khoa học phong phú cho đội ngũ cán bộ tương lai của Nhà trường.

PGS.TS Phạm Gia Lâm (Giám đốc Trung tâm Hàn ngữ Sejong): Nhà trường nên tiếp tục mở rộng hợp tác với đối tác nước ngoài về chiều sâu, để có những cam kết với các trường nước ngoài về việc công bố các công trình nghiên cứu khoa học. Việc mở rộng hợp tác sâu hơn, như kí kết những văn bản hợp tác nghiên cứu với các trường đại học danh tiếng khác trên thế giới về việc đăng các bài nghiên cứu, khoa học trên các tạp chí khoa học của các trường đó sẽ tạo điều kiện khẳng định tên tuổi Nhà trường.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây