Các hoạt động tuyên truyền gồm: giới thiệu tờ rơi, các sách, tài liệu hướng dẫn về HIV/AIDS đến sinh viên, treo poster, tranh cổ động mang nội dung phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, chiếu phim tuyên truyền về lối sống lành mạnh trong thanh niên... Đợt tuyên truyền này kéo dài từ 1/12 cho đến trung tuần tháng 12/2008.
Các hoạt động trên nhằm đưa ra những thông tin về thực trạng đáng báo động của việc nhiễm HIV/AIDS hiện nay ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, kể từ khi phát hiện người nhiễm HIV đầu tiên ở TPHCM vào tháng 12/1990,đến 31/12/2006 đã có 116.565 người nhiễm HIV, 20.195 bệnh nhân AIDS và 11.802 đã bị chết do AIDS. Phần lớn số người nhiễm HIV là do sử dụng chung bơm kim tiêm không khử trùng. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam - Bộ Y tế, số người tiêm chích ma tuý bị nhiễm HIV chiếm tới 59% tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS trong cả nước.
[img class="caption" src="images/stories/2008/12/04/pc013210.jpg" border="0" alt="“Bớt đi một ánh mắt kì thì là thêm một tia hi vọng” " title="“Bớt đi một ánh mắt kì thì là thêm một tia hi vọng” " width="169" height="240" align="right" ]Theo VOV News, trong 9 tháng đầu năm 2008, trên toàn thành phố Hà Nội đã phát hiện được 1.860 trường hợp nhiễm HIV mới, trong đó Hà Nội cũ có 1.513 trường hợp, Hà Tây cũ có 347 trường hợp. Trong số này có 417 trường hợp bệnh nhân AIDS và 155 trường hợp tử vong do căn bệnh thế kỉ này. Hiện có 417/576 xã, phường ở Hà Nội đã phát hiện người nhiễm HIV. Số liệu thống kê cho thấy, các trường hợp nhiễm HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý (70,54%), bệnh nhân lao (9,16%), quan hệ tình dục (7,33%). Đáng chú ý, tỉ lệ nữ giới nhiễm HIV có xu hướng gia tăng (14,07%) và đa phần người nhiễm ở lứa tuổi trẻ trong đó số nhiễm HIV/AIDS trong nhóm tuổi từ 20 – 39 chiếm tới 89,57% trên tổng số những người nhiễm bệnh được ghi nhận.
Đại dịch HIV/AIDS không những đã gây hậu quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ. Đặc biệt, điều đáng lo ngại là số người bị nhiễm HIV/AIDS trong độ tuổi thanh niên - độ tuổi lao động và cống hiến được nhiều nhất cho gia đình và xã hội – đang ngày càng tăng. Trước tình hình trên, phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của từng gia đình và bản thân người nhiễm HIV/AIDS. Để làm được điều này, mỗi người trong cộng đồng phải hiểu biết sâu sắc về bản chất của dịch HIV/AIDS, biết cách tự phòng bệnh cho mình và cho cộng đồng, biết tự chăm sóc cho mình và người thân khi bị nhiễm HIV/AIDS.
Các nội dung thông tin tuyên truyền còn tập trung hướng dẫn về: các thông tin chung về căn bệnh HIV/AIDS; phòng lây nhiễm HIV/AIDS như thế nào; thái độ ứng xử của cộng đồng với các bệnh nhân HIV/AIDS; các nội dung tư vấn tình yêu và sức khoẻ sinh sản cho thanh thiếu niên ...
Tác giả: thanhha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn