Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam

Chủ nhật - 20/03/2011 10:21
Tưởng niệm 1000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch, Trường ĐHKHXH&NV phối hợp cùng Học viện Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỉ nguyên độc lập”, khai mạc sáng 18/3/2011.
Tưởng niệm 1000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch, Trường ĐHKHXH&NV phối hợp cùng Học viện Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỉ nguyên độc lập”, khai mạc sáng 18/3/2011. Dự hội thảo có Hoà thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt nam, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, GS.TS Nguyễn Văn Khánh – Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, cùng các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các vị chư tôn hoà thượng, thượng toạ, tăng ni sinh... Hội thảo tập trung thảo luận, phân tích bối cảnh chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hoá, tôn giáo của Việt Nam đầu kỉ nguyên độc lập và những đóng góp của Phật giáo trong sự nghiệp xây đựng đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hội thảo đặc biệt quan tâm thảo luận về đóng góp của Quốc sư Khuông Việt - một vị tể tướng, một nhà chính trị, quân sự, ngoại giao - đối với sự lớn mạnh của Phật giáo và đất nước giai đoạn đầu của kỉ nguyên độc lập. Tại phiên toàn thể, Hoà thượng Thích Đức Nghiệp (Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam) trình bày tham luận “Ngài Khuông Việt Thiền sư với dân tộc và Phật giáo Việt Nam”, nêu rõ thân thế của Quốc sư Khuông Việt. Theo sách Thiền Uyển Tập Anh, Ngài xuất thân từ làng Cát Lợi, họ Ngô thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (tức Ngô Quyền) và tên Ngài là Ngô Chân Lưu. Đồng thời nếp sống tu dưỡng của Ngài và sự nghiệp xây dựng đất nước và đạo pháp của Ngài cũng được nêu rõ qua các văn bản, tư liệu lưu trữ. Tiếp đó tham luận của PGS.TS Lâm Bá Nam và PGS.TS Vũ Thị Phụng (Trường ĐHKHXH&NV) nhấn mạnh “Khuông Việt Đại sư – biểu tượng của Phật giáo nhập thế và quốc sự” cho thấy Ngô Chân Lưu là biểu tượng của quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam và hoà nhập với dòng chảy văn hoá dân tộc. Với nhãn quan chính trị và tri thức uyên bác, ông đã tiếp thu yếu tố Phật giáo, tham gia vào quốc sự. Sau phiên toàn thể hội thảo chia làm 2 tiểu ban: Tiểu ban 1 với chủ đề: “Quốc sư Khuông Việt: Thời đại, cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp”. Nội dung chính được bàn thảo chính là những vấn đề về lịch sử, văn hoá, tư tưởng, Phật giáo, kinh tế, chính trị, ngôn ngữ, dân tộc... trước thế kỉ X; mối quan hệ giữa Phật giáo, hệ tư tưởng Phật giáo với các tôn giáo, hệ tư tưởng tôn giáo khác; cuộc đời và những đóng góp của Ngài Khuông Việt trên cương vị là Quốc sư Tăng thống, nhà văn hoá, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao dưới hai triều Đinh, Lê; những đóng góp của các vị Thiền sư và lực lượng Phật giáo, tư tưởng Phật giáo, văn hoá Phật giáo trong buổi đầu củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến dân tộc, tạo dựng diện mạo và căn cốt của nền Văn hoá Thăng Long – Văn minh Đại Việt thời Lí – Trần. Tiểu ban 2 với chủ đề: “Phật giáo Việt nam: Truyền thống và hiện đại” tập trung thảo luận với nội dung chính là: Quá trình tiếp – biến, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt nam trong lịch sử; những đóng góp của Phật giáo Việt Nam trên lĩnh vực ngôn ngữ, văn hoá, tư tưởng, triết học, lối sống... trong diễn tiến lịch sử và hiện đại; vai trò của di sản văn hoá Phật giáo đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình hội nhập và phát triển; Phật giáo Việt Nam hiện đại: vận dụng và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch sử trong điều kiện mới, góp phần tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nền văn hoá mới, lối sống mới tiên tiến giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Sau hội thảo, đại lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch đã được tổ chức trọng thể vào ngày 19/3 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội).

Tác giả: nguyenhang

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây