Quan hệ Mĩ - Việt: Không chỉ là vấn đề song phương
admin
2011-04-19T13:08:44-04:00
2011-04-19T13:08:44-04:00
//felixandlilys.com/vi/news/tin-hoat-dong/quan-he-mi-viet-khong-chi-la-van-de-song-phuong-7561.html
/themes/ussh/images/no_image.gif
10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
- ĐHQGHN
//felixandlilys.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 19/04/2011 13:08
Nhận lời mời của Quỹ Maureen và Mike Mansfield (The Maureen and Mike Mansfield Foundation), 03 cán bộ của Nhà trường là PGS.TS. Phạm Quang Minh, TS. Bùi Thành Nam và ThS. Phạm Quốc Thành đã tham gia Hội thảo Quốc tế “Quan hệ Mĩ-Việt: Phấn đấu vì sự ổn định, 2010-2020” được tổ chức tại Trường Đại học Montana (Hoa Kì) từ ngày 11-13/4/2011.
Nhận lời mời của Quỹ Maureen và Mike Mansfield (The Maureen and Mike Mansfield Foundation), 03 cán bộ của Nhà trường là PGS.TS. Phạm Quang Minh, TS. Bùi Thành Nam và ThS. Phạm Quốc Thành đã tham gia Hội thảo Quốc tế “Quan hệ Mĩ-Việt: Phấn đấu vì sự ổn định, 2010-2020” được tổ chức tại Trường Đại học Montana (Hoa Kì) từ ngày 11-13/4/2011.
Tham dự Hội thảo có các giáo sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia và các quan chức Bộ Ngoại giao đến từ hai nước Mĩ và Việt Nam, trong đó có Ngài Desaix Anderson, Đại biện (chargé d’affaires) Hoa Kì tại Việt Nam từ 8/1995 đến 5/1997 và Ngài Raymond Burghardt, Đại sứ Hoa Kì tại Việt Nam từ năm 2001 đến 2004.
Mục đích chính của Hội thảo là đánh giá quan hệ Mĩ-Việt trong bối cảnh khu vực và quốc tế mới, nhất là khi hai nước đã bình thường hoá quan hệ được 15 năm và Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới.
Chỉ tính từ năm 1995 đến nay, quan hệ song phương giữa Hoa Kì và Việt Nam đã có những bước tiến dài với tốc độ nhanh chóng chưa từng có. Nếu như năm 2001, hai nước mới kí được Hiệp định thương mại (BTA) thì đến năm 2010, tổng giá trị trao đổi thương mại hai chiều đã đạt hơn 18 tỉ USD. Mặc dù còn một số vấn đề tồn tại do chiến tranh để lại như vấn đề người Mĩ mất tích và tù binh (MIA/POW), chất độc da cam, người Việt tại Mĩ, sự khác biệt quan điểm trong những vấn đề nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo, nhưng quan hệ song phương Việt-Mĩ trong thời gian gần đây đã thể hiện tinh thần hợp tác cởi mở, xây dựng và toàn diện, vì lợi ích của hai nước, đồng thời đóng góp vào sự ổn định và an ninh ninh chung của khu vực.
Trong khi nhấn mạnh những yếu tố chủ quan của hai nước với tư cách là động lực và có ý nghĩa quyết định cho quan hệ song phương, các phát biểu đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những biến chuyển diễn ra ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương những năm đầu thế kỉ XXI. Môi trường an ninh khu vực chứng kiến những thay đổi phức tạp, đan xen, vừa có tính tiếp diễn lại vừa có tính chất đột biến, chứa đựng những vấn đề thuộc an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Đối mặt với những thách thức đó, các nước trong khu vực đang nỗ lực hình thành những cơ chế hợp tác chính trị-an ninh mới như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) năm 1994, ASEAN cộng 3 (APT) năm 1997, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) năm 2005, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) năm 2010 và gần đây nhất là Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nổi bật lên trong tất cả các cơ chế đó là sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn mà chủ yếu là giữa Hoa Kì và Trung Quốc và vai trò “chèo lái”, “trung tâm” của ASEAN. Trong bối cảnh phức tạp đó, quan hệ Việt Nam-Hoa Kì không còn và không chỉ là vấn đề song phương nữa.
Tất cả các học giả, các chuyên gia và những người tham dự hội thảo đều cho rằng vấn đề quan trọng nhất bây giờ là hai bên phải xây dựng được lòng tin đối với nhau. Có lòng tin sẽ có tất cả. Còn nghi ngờ sẽ còn do dự, băn khoăn. Hội thảo cũng nhất trí cho rằng để có lòng tin trong quan hệ Việt-Mĩ, cách tốt nhất vẫn là phải tăng cường trao đổi một cách toàn diện, thường xuyên, trên tinh thần xây dựng, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau ở tất cả các cấp, các lĩnh vực, theo cả hai hướng từ trên xuống và từ dưới lên, trong đó các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu đóng một vai trò không thể thiếu được.