Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Nghiên cứu và đào tạo Nhân học ở Việt Nam

Thứ năm - 21/10/2010 09:46
Ngày 20/10, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) phối hợp với Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGTpHCM) tổ chức hội thảo quốc tế "Nghiên cứu và đào tạo Nhân học ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế".
Nghiên cứu và đào tạo Nhân học ở Việt Nam
Nghiên cứu và đào tạo Nhân học ở Việt Nam
Ngày 20/10, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) phối hợp với Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGTpHCM) tổ chức hội thảo quốc tế "Nghiên cứu và đào tạo Nhân học ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế". Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN) đã điểm lại chặng đường phát triển của ngành Dân tộc học tại Việt Nam và sự ra đời của ngành Nhân học hiện nay. Từ năm 2009, Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN đã triển khai tuyển sinh và đào tạo cử nhân ngành Nhân học và hiện đang chuẩn bị cho việc triển khai đào tạo ở bậc thạc sĩ. Trong tham luận tại phiên khai mạc, GS.NGND Phan Hữu Dật (Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam) nhấn mạnh: Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam phải trải qua một sự chuyển đổi từ Dân tộc học đến Nhân học. Đồng thời, ngành Nhân học Việt Nam cũng cần tích cực học hỏi từ các nước có nền khoa học Nhân học phát triển. Tuy nhiên, sự học hỏi này không phải là một sự sao chép đơn thuần mà phải là quá trình chắt lọc chủ động nhằm xây dựng một nền Nhân học của Việt Nam.

Sau phiên khai mạc, Hội thảo đã tiến hành thảo luận với 35 báo cáo tại 3 tiểu ban: Đào tạo và nghiên cứu Dân tộc học - Nhân học ở Việt Nam; Các vấn đề tộc người; Các vấn đề đô thị. Bàn về nghiên cứu và đào tạo Nhân học ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế, PGS.TS Lương Văn Mạnh cho rằng: Chuyển đổi từ Dân tộc học truyền thống sang Nhân học khoa học là một bước phát triển tất yếu, đó không phải là sự “khai tử” ngành Dân tộc học mà là sự kết hợp nâng cao của ngành Dân tộc học truyền thống với Nhân học để ngành khoa học này vừa kế thừa những thành tựu của Dân tộc học vừa tiếp thu những tri thức Nhân học thế giới, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Cũng bàn về vấn đề nghiên cứu và đào tạo Nhân học, tham luận của PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp (Trưởng Khoa Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGTpHCM) đã đưa ra một số những kiến nghị, giải pháp để hiện đại hoá ngành Nhân học. Theo ông, cần nhanh chóng tiến hành xây dựng chiến lược phát triển ngành Nhân học với sự tham gia của cả cơ quan đào tạo, nghiên cứu và quản lí; cùng với đó là sắp xếp lại tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin, giáo trình, tài liệu tham khảo, thống nhất chương trình đào tạo, liên kết các đơn vị, cơ quan nghiên cứu và đào tạo… Về các vấn đề tộc người, các tham luận, thảo luận chủ yếu tập trung về các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hoá ở các dân tộc, đặc biệt là các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Trong đó chính sách và tác động chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhận được nhiều ý kiến trao đổi. TS. Lê Duy Đại (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) góp ý: các chính sách cần chú ý đặc trưng của từng vùng từng dân tộc, phát huy tinh thần tự cường của các dân tộc thiểu số và góp phần nâng cao dân trí. Bàn về các vấn đề đô thị, các báo cáo tham luận nêu bật những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đô thị hiện nay, xu hướng phát triển của đời sống đô thị, tiến trình đô thị hoá ở một số vùng ven đô dẫn đến những thay đổi về không gian, quan hệ xã hội và cơ cấu việc làm… Tổng kết lại, những ý kiến, trao đổi tại hội thảo đều khẳng định sau 10 năm chuyển đổi, sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu nhân học Việt Nam đã có những thành tựu cơ bản, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức đòi hỏi phải có những định hướng nghiên cứu, hợp tác sâu rộng hơn nữa để phát triển ngành Nhân học mang bản sắc Việt Nam.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây