Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

NCKHSV “NGỌN ĐUỐC XANH 2019”: các đề tài thiết thực với đời sống sinh viên

Thứ ba - 14/05/2019 00:31
Hội nghị báo cáo Nghiên cứu khoa học sinh viên Ngọn đuốc xanh 2019 do Đoàn Thanh niên Trường ĐHKHXH&NV tổ chức diễn ra ngày 13/5 vừa qua. Tham dự hội nghị có GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV).
NCKHSV “NGỌN ĐUỐC XANH 2019”: các đề tài thiết thực với đời sống sinh viên
NCKHSV “NGỌN ĐUỐC XANH 2019”: các đề tài thiết thực với đời sống sinh viên

GS.TS Nguyễn Văn Kim trao giải Đề tài nghiên cứu ấn tượng nhất

Chị Nguyễn Thị Hồng Tâm (Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Trường ĐHKHXH&NV) cho biết: “Hội nghị năm nay có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng với hơn 70 báo cáo NCKH đến từ 8 đơn vị khoa trong trường. Ban Tổ chức đã chấm qua 3 vòng loại: Vòng 1 chọn ra 50 đề tài, vòng 2 là 20 đề tài và vòng 3 chọn ra 9 đề tài tham gia báo cáo hôm nay. Các báo cáo cho thấy sự quan tâm và góc nhìn riêng của sinh viên đối với các vấn đề thiết thức gắn với đời sống của các bạn cũng như với công tác Đoàn – Hội và phong trào thanh niên”.

Tại hội nghị, 9 đề tài nghiên cứu xuất sắc nhất đã được trình bày trước hội đồng và nhận được những phản biện, câu hỏi và góp ý đến từ cả hội đồng và các đại biểu. Ban giám khảo đã chấm và trao giải cho 4 đề tài ở 5 hạng mục: Đề tài nghiên cứu ấn tượng nhất; Khảo sát xuất sắc nhất; Giá trị ứng dụng xuất sắc; Giải pháp xuất sắc; Thuyết trình xuất sắc.

Sinh viên Nguyễn Thu Hảo (Khoa Xã hội học) với đề tài “Nhận thức và hành vi sử dụng cần sa và các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng cần sa của sinh viên đại học tại TP Hà Nội” đã nhận được giải thưởng cho 2 hạng mục: Đề tài nghiên cứu ấn tượng nhất và đồng giải Thuyết trình xuất sắc.

Cần sa là một chất cấm ở Việt Nam nhưng vẫn được nhiều người trẻ, trong đó có sinh viên sử dụng, mà chưa có đề tài nào ở Việt Nam nghiên cứu về thực trạng người trẻ, cụ thể là sinh viên sử dụng cần sa. Theo Hảo quan sát, nhiều người trong số này là trí thức, có hiểu biết, kiến thức và họ cho rằng có thể sử dụng cần sa như công cụ hỗ trợ trong quá trình học tập, làm việc hay giải trí. Điều đó đã thôi thúc bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này. Được biết để thực hiện đề tài này, Hảo đã thực hiện phương pháp Quan sát tham gia đối với nhóm sinh viên có sử dụng cần sa trên địa bàn Hà Nội để có được kết quả thực tiễn cho nghiên cứu.

Chinh phục một đề tài khó, đặt vào đấy tâm huyết và sự đam mê, với phần thuyết trình tự tin, giải thưởng từ 2 hạng mục thực sự xứng đáng với những gì Nguyễn Thu Hảo thể hiện.

Sinh viên Nguyễn Thu Hảo thuyết trình về đề tài

Thực hiện đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên hiện nay”, nhóm sinh viên Nguyễn Minh Thương, Nguyễn Thị Thanh Huyền và Vũ Thị Hồng Ngọc (Khoa Xã hội học) sử dụng phương pháp chính là khảo sát bằng bảng hỏi. Nhóm tác giả đã đưa ra bức tranh về hiện trạng văn hóa đọc sách của sinh viên trong thời đại 4.0 bằng những con số cụ thể.

Theo đó, 67,8 % sinh viên được hỏi dành từ 1-3h cho việc đọc sách; tỷ lệ đọc sách, tài liệu qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện ngày càng tăng; loại sách, tài liệu chính mà sinh viên đọc là giáo trình, sách tiếng Việt. Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa điểm tích lũy (GPA) với tần suất đọc sách của các sinh viên. 55,6% sinh viên có GPA xuất sắc có tần suất đọc sách từ 1-3 lần/ tuần; 44,4% sinh viên có tần suất đọc sách trên 3 lần/tuần; không có sinh viên nào có GPA xuất sắc mà đọc sách dưới 1 lần/tuần.

Nhóm sinh viên với đề tài về văn hóa đọc trong sinh viên

Từ đấy, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị về việc tạo động lực đọc cho sinh viên thông qua: các hoạt động, các cuộc thi từ lớp, trường; ứng dụng công nghệ vào hoạt động mượn, trả sách thư viện; chú trọng nâng cao năng lực của nhân viên quản lý thư viện; hướng dẫn cho sinh viên cách thức đọc sách đúng, hiệu quả; thay đổi cách thức trình bày sách sao cho hấp dẫn, nhiều đồ họa, hình ảnh, âm thanh hơn...

Với sự đầu tư kỹ lưỡng, tâm huyết cho nghiên cứu, nhóm đã giành được giải thưởng cho 2 hạng mục Khảo sát xuất sắc và đồng giải Thuyết trình xuất sắc.

Sinh viên Lê Anh Minh (Khoa Khoa học quản lý) đạt giải Giá trị ứng dụng xuất sắc với đề tài “Nhận diện những khó khăn của sinh viên trong phân biệt hoạt động của Hội sinh viên tại ĐHQGHN”. Nghiên cứu chỉ ra thực tế là phần lớn sinh viên không thể phân biệt được đâu là hoạt động thuộc về phạm vi Hội sinh viên, đâu là hoạt động thuộc về phạm vi Đoàn Thanh niên, đặc biệt là với sinh viên năm nhất. Từ thực tế trên, bạn đưa ra những kiến nghị trong việc thay đổi cách thức truyền thông, cách thức tiếp cận sinh viên, cách thức tổ chức, đánh giá bộ máy quản lý Đoàn, Hội sao cho phân tách rõ ràng phạm vi hoạt động của 2 tổ chức, tránh sự chồng chéo. Đề tài đã nhận được sự quan tâm từ cả Ban giám khảo và các bạn sinh viên tham gia hội nghị với sự trao đổi, thảo luận sôi nổi.

Sinh viên Nguyễn Hải Yến

Sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến (Khoa Nhân học) giành giải Giải pháp xuất sắc với đề tài “Quyết định nạo phá thai: Nghiên cứu trải nghiệm của những cặp đôi sống thử tại Triều Khúc, Hà Nội”. Đề tài tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân phía sau quyết định khó khăn đối với những người trẻ lựa chọn sống thử và sử dụng phương pháp chỉnh là phỏng vấn sâu.

Trong quá trình nghiên cứu, bạn nhận thấy các cặp đôi đều có ít nhất một trong hai người là sinh viên. Tác giả chỉ ra có 2 nhóm lý do chính khiến các cặp đôi lựa chọn sống thử. Thứ nhất, việc sống với người yêu giúp tiết kiệm chi phí trong bối cảnh việc tìm được một người ở ghép thích hợp là rất khó khăn và việc ở ghép với một người không quen lại tồn tại rất nhiều rủi ro. Việc sống thử là một giải pháp được các bạn lựa chọn trong trường hợp này. Thứ hai, sống thử giúp đôi bên tìm hiểu rõ về nhau. Phần lớn các bạn sinh viên đều đồng ý rằng nên sống thử và cho rằng yêu và sống với nhau là hai chuyện hoàn toàn khác biệt.

Tác giả cũng chỉ ra 2 nhóm nguyên nhân chính khiến các cặp đôi đưa ra quyết định nạo phá thai là vấn đề kinh tế và các yếu tố liên quan đến văn hóa - xã hội. Quyết định nạo phá thai cũng chịu ảnh hưởng bởi định kiến về giới. Nữ giới thường là người đưa ra đề nghị nạo phá thai trước bởi việc có thai, sinh con khi chưa kết hôn sẽ khiến nữ giới phải gánh chịu hậu quả lớn hơn nam giới.

Hội nghị NCKHSV “Ngọn đuốc xanh” nhằm tôn vinh những công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên có nội dung hướng đến những vấn đề thiết thực đối với sinh viên, có tính ứng dụng với công tác Đoàn – Hội và phong trào thanh niên Nhà trường; đồng thời giúp khơi dậy, phát huy sự sáng tạo và niềm yêu thích của sinh viên đối với hoạt động NCKH.

Tác giả: Nguyễn Nga, Lê Huy, Văn Hải

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây