Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Một chuyến đi đáng nhớ!

Thứ ba - 12/03/2013 23:48
Thực hiện kế hoạch hoạt động năm học 2012 – 2013, nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ban Chấp hành Công đoàn Trường phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ đã tổ chức cho tập thể nữ cán bộ, viên chức và cán bộ công đoàn đi tham quan thực tế tại một số địa danh văn hoá lịch sử tại tỉnh Hải Dương.
Thực hiện kế hoạch hoạt động năm học 2012 – 2013, nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ban Chấp hành Công đoàn Trường phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ đã tổ chức cho tập thể nữ cán bộ, viên chức và cán bộ công đoàn đi tham quan thực tế tại một số địa danh văn hoá lịch sử tại tỉnh Hải Dương. Tham gia đoàn có PGS.TS Đặng Xuân Kháng – Chủ tịch Công đoàn, Phó Trưởng ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ Trường cùng hơn 60 cán bộ nữ, cán bộ công đoàn các đơn vị. Địa danh đầu tiên đoàn cán bộ của Nhà trường đã tới là Đền thờ danh nhân Chu Văn An – người thầy đầu tiên và muôn đời của mọi người dân nước Việt. Ngôi đền thờ ẩn mình trên Núi Phượng Hoàng thuộc huyện Chí Linh, trong màu xanh bạt ngàn của rừng thông, lô xô đá núi và những dòng suối nước trong rì rào. Nơi đây vừa có cảnh quan của một vùng du lịch văn hoá, vừa là nơi đạo làm thầy được tôn vinh. Chữ “Học” nổi bật trước quần thể di tích như nhắc nhở mỗi người đến đây rằng họ đang đến với chốn linh thiêng của “Đạo học”. Đền thờ Người là nơi có thắng cảnh hùng vĩ, nhưng tĩnh lặng, đậm chất thơ, văn và hùng chứa tất cả tâm đức sáng ngời của một nhân tài, ẩn chứa ý nghĩa nhân văn cao cả của đạo lí và nghiệp làm thầy. Đúng như phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong lễ khánh thành di tích: “Sự nghiệp và cuộc đời nhà giáo Chu Văn An có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức Việt Nam. Qua hơn 600 năm, sự nghiệp và những giá trị tinh thần mà nhà giáo Chu Văn An để lại là tài sản vô giá được bảo tồn và phát huy cùng với tiến trình phát triển văn hoá của dân tộc”. Đây cũng chính là nơi tĩnh dưỡng tinh thần của rất nhiều danh nhân từ thời Lí - Trần như: Thanh Mai, Trần Xá Loan, Lục Đầu Giang ... nơi gắn liền với cuộc đời của Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Đán, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Chẩn, Pháp Loa, Huyền Quang... Đoàn cán bộ của Nhà trường đến dâng hương tại Đền là muốn soi mình vào tấm gương của nhà giáo Chu Văn An để rèn luyện, vượt khó, phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Điểm dừng chân tiếp theo là khu di tích lịch sử văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc. Côn Sơn – Kiếp Bạc là hai tích lịch sử nổi tiếng của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa cổ Côn Sơn toạ lạc trên xã Cộng Hoà, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kì Lân. Chùa là một trong ba trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần được trùng tu mở rộng năm 1304. Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo là nơi thờ phụng người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc là ghép từ tên của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Vị trí của Đền rất đặc biệt là nằm gần Lục Đầu Giang - nơi hội tụ của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình. Đền cách chùa Côn Sơn khoảng 5km. Côn Sơn - Kiếp Bạc từ lâu đã in sâu vào trong tiềm thức của người dân yêu lịch sử Việt Nam và nơi đây đã trở thành thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Địa danh cuối cùng mà đoàn cán bộ của Trường tới thăm là Văn miếu Mao Điền. Nằm bên đường quốc lộ 5, cách thành phố Hải Dương 15 km về phía Bắc, thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), Văn miếu Mao Điền được biết tới là một trong số ít văn miếu hàng tỉnh còn tồn tại ở Việt Nam. Lịch sử của Văn miếu bắt đầu từ hơn 500 năm về trước. Văn miếu Mao Điền được xây dựng dưới triều vua Lê Thánh Tông, vừa làm nơi thờ các bậc tiên hiền Nho học vừa làm trường thi của vùng xứ Đông (gồm toàn bộ tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Phòng, huyện Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh). Từ giữa thế kỉ XV cho đến khoa thi cuối cùng của nhà Nguyễn, Mao Điền trở thành nơi thi hương của vùng trấn Hải Dương. Văn miếu Mao Điền là một công trình kiến trúc văn hoá uy nghi, bề thế. Đi trên quốc lộ 5 theo hướng Hải Dương - Hà Nội, ngay từ xa ta đã thấy Tam quan đồ sộ của Văn miếu Mao Điền nằm giữa cánh đồng lúa mênh mang. Qua Tam quan là cây gạo cổ thụ hơn 200 tuổi in bóng xuống hồ nước xanh mát làm tôn lên vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch cho Văn miếu. Tương truyền cây gạo được trồng vào năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801). Dãy nhà chính của Văn miếu gồm hai lớp quay về hướng Tây, với 7 gian, mái cong vút, chạm trổ hình rồng, phượng, áp sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả và đặt bàn thờ công đồng. Hai bên vách treo bảng danh sách 637 vị tiến sĩ thuộc trấn Hải Dương trong thời đại khoa cử Việt Nam. Phía trong hậu cung của Văn miếu thờ chín bài vị. Chính giữa thờ Khổng Tử. Lần lượt hai bên là Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Sư Mạnh, Vũ Hữu, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Thị Duệ. Trong số chín bài vị, có bài vị của nữ Trạng nguyên duy nhất của nước Việt là Trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ. Hành trình một ngày tại Hải Dương tới những địa danh linh kiệt, buổi tham quan thực tế đã mang đến cho đoàn cán bộ của Nhà trường những kiến thức bổ ích về lịch sử, văn hoá dân tộc và để lại những kỉ niệm khó quên trong lòng mỗi người.

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây