Hội thảo có sự góp mặt của hơn 30 học giả đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Anh, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Bỉ, Hàn Quốc, Macao, Đài Loan, Philipin, Brazil, …. Đặc biệt, hội thảo có sự tham dự của các diễn giả danh tiếng hàng đầu thế giới về lĩnh vực học thuật du lịch như: GS. Sabine Marschall (Đại học KwwaZulu-Natal, Nam Phi), GS. Michael Hitchcock (Đại học Lodon, Anh quốc), GS. Noel B. Salazar (Đại học Leuven, Bỉ), GS. Alan Lew (Đại học Northern Arizona, Hoa Kỳ). Về phía Việt Nam, Hội thảo có sự góp mặt của đại diện các cơ quan quản lý du lịch, các viện nghiên cứu phát triển du lịch, các trường đào tạo về du lịch ở Việt Nam.
PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (Phó Hiệu trưởng) phát biểu chào mừng các quan khách trong nước và quốc tế
Hội thảo có 4 bài trình bày đề dẫn của 4 học giả hàng đầu.
GS. Sabine Marschall với tham luận "Liệu đó có phải là du lịch ? Tính bền vững xã hội và những ranh giới mập mờ giữa du lịch di chuyển và di cư". Bài viết làm rõ sự khác biệt giữa di chuyển, du lịch và di cư, trong đó đặc biệt đề cập đến những trường hợp người tị nạn hay bị cưỡng bức di cư. Việc công nhận nghiên cứu về các dạng du lịch bất hợp pháp này sẽ mở ra những góc nhìn mở đối với các nhà hoạch định chính sách, hướng đến mục tiêu tăng cường tính bền vững xã hội. Bài viết cũng tập trung vào vấn đề này ở các nước đang phát triển, nơi du lịch tự do không dễ dàng như các nước phát triển. Các cá nhân được định hình bởi hoàn cảnh kinh tế xã hội và chính trị khác nhau, do vậy những đối tượng này không thể được giải thích bằng những khái niệm truyền thống mà phải chú ý tới xu hướng di động trong thực tế và trong bối cảnh đặc thù của địa phương.
GS. Noel B. Salazar trình bày về "Di cư và du lịch dịch chuyển: đã tới lúc đưa tính bền vững vào cuộc tranh luận". Tác giả đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa di cư và du lịch, trong đó du lịch thường nhấn vào sự dịch chuyển của du khách, còn di cư lại nhấn vào sự di chuyển của các lao động di cư. Tập trung vào sự di chuyển của lao động di cư trong mối liên hệ với du lịch, trong bối cảnh toàn cầu hóa và bất bình đẳng xã hội... cần phải được tính đến để tạo nên tính bền vững xã hội.
GS. Alan Lew đề dẫn về chủ đề "Sự di cư và tính bền vững xã hội: du lịch và sức hút lâu dài". Bài viết àm rõ lợi ích và tác động của cộng đồng di cư rải rác đối với sự phát triển du lịch và rộng hơn là với tính bền vững xã hội. Vì có mối dây liên hệ lịch sử và sinh học với quê nhà nên người di cư luôn muốn trở về quê hương, thúc đẩy sự phát triển du lịch thông qua kiều hối, quảng bá hình ảnh... Các hoạt động này giúp phát triển vốn xã hội, tăng tính bền vững xã hội và kết nối du lịch trong các cộng đồng nước ngoài.
GS. Michael Hitchcock trình bày về "Câu chuyện về hai thành phố du lịch và tính bền vững ở Hồng Kong và Macau". Bài viết chỉ ra những đặc điểm chung về du lịch ở hai thành phố: cả hai đều là thuộc địa và được trao trả lại cho Trung Quốc vào những năm 1990, có lượng du khách lớn và có cơ cấu tộc người là đa dạng. Tuy nhiên sự khác biệt là ở Macao, người dân địa phương nhìn chung đón nhận du khách nhiệt tình hơn. Trái lại phản ứng với du khách ở Hồng Kông bị chỉ trích nhiều đến nỗi người ta phải đặt câu hỏi về tính bền vững xã hội của du lịch nơi đây ? Sự so sánh này đưa cho các nhà nghiên cứu những gợi ý khi xem xét vấn đề bền vững xã hội trong hoạt động du lịch tại từng địa phương.
Hội thảo chia làm các phiên chính:
Tại Hội thảo cũng diễn ra hoạt động ra mắt cuốn sách “Tourism and Memories of Home: Migrants, Displaced People, Exiles and Diasporic Communites” (2017) của GS. Sabine Marschall (Đại học KwaZulu-Natal, Nam Phi); cuốn “Momentous Mobilities: Anthropological Musings on the Meanings of Travel” (2018) của GS. Noel Salazar (Đại học Leuven, Bỉ).
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn