Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Master’s Tea Club số 4: Có nên cấm xe máy tại Hà Nội?

Thứ hai - 03/07/2017 04:48
Tới dự phiên thảo luận lần này của Master’s Tea Club có GS. Detlef Briesen (Đại học Tổng hợp Heinrich Heine Düsseldorf - CHLB Đức) và các bạn sinh viên đến từ các khoa Lịch sử, Xã hội học… Đây cũng là số đầu tiên của CLB được tổ chức theo hình thức đối thoại, tranh biện về một chủ đề gần gũi, thiết thực với đời sống xã hội xung quanh nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tham gia tương tác, trao đổi, thể hiện quan điểm cá nhân, cùng nhau tranh luận để tìm ra giải pháp cho vấn đề đặt ra.
Master’s Tea Club số 4: Có nên cấm xe máy tại Hà Nội?
Master’s Tea Club số 4: Có nên cấm xe máy tại Hà Nội?

câu hỏi “Có nên cấm xe máy tại Hà Nội trước năm 2020 hay không?”, các bạn sinh viên đã chia sẻ những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, xe máy đã tồn tại trong một khoảng thời gian dài, đủ để trở thành một phần văn hoá giao thông của người dân Thủ đô, do đó sẽ rất khó để loại bỏ hoàn toàn loại hình phương tiện này khỏi đời sống xã hội. Có ý kiến đồng tình với đề xuất cấm xe máy, song cho rằng thời điểm trước năm 2020 là quá sớm, chưa đủ để phát triển đầy đủ cơ sở hạ tầng giao thông công cộng cũng như hình thành nền nếp giao thông mới của người dân. Có thể chỉ ra nhiều lợi ích từ việc cấm xe máy như giảm thiểu tắc đường, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông… Tuy nhiên, cấm xe máy cũng đồng nghĩa với việc đánh đổi sự tiện lợi trong di chuyển, cùng với đó là sự biến mất của một số loại hình nghề nghiệp vận tải dựa trên phương tiện này như xe ôm, shipper…

Chia sẻ với ý kiến của sinh viên, GS Detlef Briesen cho rằng tình trạng giao thông hiện nay của Hà Nội có nhiều nét tương đồng với các thành phố ở châu Âu nhiều thập niên trước. Tình trạng tắc đường xảy ra phổ biến dẫn đến việc ở nhiều tuyến phố nhỏ thuộc quận Hoàn Kiếm, đi bộ nhiều khi còn nhanh hơn đi xe máy hay ô tô. Không gian đi bộ của người dân Thủ đô bị hạn chế nhiều do vỉa hè hẹp, lại thường xuyên bị chiếm dụng làm chỗ để xe, buôn bán nhỏ… Nghiêm trọng nhất là ý thức giao thông của người dân Hà Nội còn kém, nhiều người chạy xe ẩu, thường xuyên vi phạm luật, dẫn đến hậu quả là nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc đã xảy ra.

Toàn cảnh buổi sinh hoạt số 4 của Master’s Tea Club - CLB tiếng Anh dành cho sinh viên Trường ĐHKHXH&NV

Tuy nhiên, GS Detlef Briesen cũng cho rằng, hạ tầng giao thông công cộng ở Thủ đô đang thay đổi, với sự xuất hiện và phát triển nhanh của nhiều loại hình vận tải như xe buýt nhanh BRT, các tuyến đường sắt đô thị… Tuy nhiên, đây là một quá trình phát triển rất dài, cần nhiều thời gian và sự chuẩn bị về nhân lực, vật lực, kinh phí… chứ không thể nóng vội. Ngoài ra, GS cũng gợi ý một số giải pháp giảm thiểu áp lực giao thông và phương tiện cá nhân đã từng được áp dụng tại các quốc gia phương Tây như hạn chế số lượng xe ô tô di chuyển trên đường mỗi ngày, hạn chế các địa điểm đỗ xe, khuyến khích người dân di chuyển bằng các phương tiện công cộng bằng các mức giá ưu đãi, áp dụng các hình thức cho thuê ô tô... Ngoài ra, GS Detlef Briesen cũng nhấn mạnh: với tình hình giao thông hiện nay ở Thủ đô Hà Nội, hạn chế xe máy chưa chắc đã là giải pháp hữu hiệu so với việc hạn chế ô tô, loại phương tiện chiếm dụng diện tích mặt đường nhiều hơn xe máy vài lần. Do đó nên chăng, chúng ta nên cân nhắc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn cho người đi xe máy, song song với việc hạn chế số lượng ô tô lưu thông vào giờ cao điểm?

Kết thúc phiên thảo luận, GS Detlef Briesen cùng các sinh viên đều nhất trí rằng, để giải quyết các vấn đề giao thông ở Thủ đô Hà Nội, cần nâng cao một cách đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng cũng như nhận thức của người dân, trong đó yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, cần triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của các loại hình vận tải công cộng, cũng như có các chiến lược quy hoạch phát triển lâu dài, như thiết lập các đô thị vệ tinh, ứng dụng những hình thức tổ chức quản lí công việc mới qua mạng Internet…

Tác giả: Vũ Huy

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây