Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt kỉ niệm 45 năm thành lập

Thứ hai - 11/11/2013 03:55
Ngày 09/11/2013, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã tổ chức Lễ kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Khoa và 57 năm giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt kỉ niệm 45 năm thành lập
Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt kỉ niệm 45 năm thành lập
Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt kỉ niệm 45 năm thành lập
/USSH

Đến dự lễ kỉ niệm có ngài Joao Manuel Bernardo (Đại sứ nước Cộng hoà Angola tại Việt Nam), ngài Herminio Lopez Diaz (Đại sứ nước Cộng hoà Cuba tại Việt Nam), ngài Dorj Enkhabat (Đại sứ nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ tại Việt Nam), ngài Kim Chang Il (Đại sứ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Việt Nam), ngài Saadi Salama (Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam), ngài Valeriu Arteni (Đại sứ nước Cộng hoà Rumani tại Việt Nam) cùng đại diện các đại sứ quán: Hoa Kì, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Bungari, Lào, Modambich…

Về phía các cơ quan chính phủ, có TS Nguyễn Thế Kỷ (Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ), ông Vi Quang Đạo (Phó Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ). Về phía Trường ĐHKHXH&NV, có GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Nhà trường). Ngoài ra, còn có đại diện các tổ chức, quỹ quốc tế, các cơ quan thông tấn, các trường đại học, viện nghiên cứu tại Việt Nam cùng đông đảo các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học, sinh viên các khoá của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (VNH&TV).

PGS.TS Nguyễn Thiện Nam phát biểu khai mạc Lễ kỉ niệm.
/USSH

PGS.TS Nguyễn Thiện Nam phát biểu khai mạc Lễ kỉ niệm.

Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thiện Nam (Chủ nhiệm Khoa VNH&TV) đã điểm lại chặng đường 45 năm thành lập Khoa và bày tỏ sự tri ân đến đội ngũ các nhà khoa học, các thầy cô giáo thời kì đầu – những người đặt nền móng cho sự phát triển và góp phần tạo dựng nên truyền thống và uy tín học thuật của Khoa.

Ngay từ năm 1956, tiếng Việt cho người nước ngoài đã được các giáo viên Khoa Văn, Sử giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1965, tổ Việt ngữ chính thức được thành lập. Ngày 18/12/1968, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ra quyết định thành lập “Khoa dạy tiếng Việt Nam cho lưu học sinh nước ngoài, gọi tắt là Khoa Tiếng Việt” với nhiệm vụ: dạy tiếng Việt cho học sinh nước ngoài; nghiên cứu xây dựng phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài; đào tạo một số người nước ngoài trở thành phiên dịch cao cấp tiếng Việt. Năm 1995, Khoa đổi tên thành Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài thuộc Trường ĐHKHXH&NV. Từ tháng 4/2008, Khoa đổi tên là Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt và được giao nhiệm vụ đào tạo ngành Việt Nam học cho người Việt Nam và người nước ngoài.

Trong chặng đường đã qua, Khoa đã đạt được rất nhiều thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu và quan hệ quốc tế. Về đào tạo, hơn 8.000 người nước ngoài đã học tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam tại Khoa cũng như với các giáo viên của Khoa tại nhiều trường đại học, nhiều trung tâm Việt Nam học trên thế giới. Trong số đó nhiều người trở thành những nhà ngoại giao kì cựu, những nhà Việt Nam học, những phiên dịch viên cao cấp. Đặc biệt có 12 sinh viên nước ngoài đã trở thành Đại sứ các nước tại Việt Nam. Khoa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặc biệt được giao là đào tạo tiếng Việt cho cán bộ, sinh viên Lào, cán bộ, sinh viên các trường đại học tại Căm-pu-chia trong 10 năm sau nạn diệt chủng Pôn Pốt.

Ngài Saadi Salama (Đại sứ Palestine tại Việt Nam) thay mặt các cựu sinh viên phát biểu tại Lễ kỉ niệm.
/USSH

Ngài Saadi Salama (Đại sứ Palestine tại Việt Nam) thay mặt các cựu sinh viên phát biểu tại Lễ kỉ niệm.

Về nghiên cứu, các giảng viên của Khoa đã hoàn thành hàng chục đề tài nghiên cứu cấp Bộ và cấp ĐHQGHN, cấp trường… Các bộ giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài do các giảng viên của Khoa biên soạn đều hữu ích và có đóng góp mẫu mực cho việc biên soạn sách dạy tiếng phù hợp với nhu cầu của từng giai đoạn. Nhiều công trình khảo cứu, biên soạn của các giảng viên trong khoa có tầm ảnh hưởng lớn như hơn 70 cuốn sách của PGS Nguyễn Thạch Giang, công trình Từ điển Việt-Anh được trao giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ của cố PGS Bùi Phụng, các công trình về ngữ pháp, từ điển từ công cụ, hư từ của PGS.TS Đỗ Thanh, GS.TS Hoàng Trọng Phiến, GS.TS Đinh Văn Đức, cố PGS.TS Nguyễn Anh Quế…

Quan hệ quốc tế của Khoa ngày càng mở rộng. Các sinh viên, thực tập sinh, nhà nghiên cứu sang Khoa học tập và nghiên cứu thuộc nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng từ khắp thế giới đã tạo nên môi trường đa văn hoá đặc thù và độc đáo của Khoa.

Hiện nay, ngoài sở trường giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài, Khoa VNH&TV đã có thêm một nhiệm vụ chiến lược mới là đào tạo ngành Việt Nam học cho sinh viên Việt Nam. Khoa đã đào tạo đến khoá 4 ngành Việt Nam học và từ năm học này trở đi, ngành Việt Nam học đã được công nhận là 1 trong 7 ngành khoa học cơ bản mà người học được hưởng nhiều điều kiện ưu tiên từ Nhà trường và ĐHQGHN.

Ngoài chương trình cử nhân Việt Nam học và chương trình cử nhân Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, trong thời gian sắp tới Khoa sẽ mở chương trình sau đại học, ngành phụ giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên quốc tế. Hiện nay, khoa VNH&TV là khoa duy nhất ở Việt Nam vừa đào tạo sinh viên quốc tế, vừa đào tạo sinh viên Việt Nam một cách chính thức.

Với những đóng góp nổi bật trên, Khoa VNH&TV đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng) trao bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN và tặng hoa chúc mừng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.
/USSH

GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng) trao bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN và tặng hoa chúc mừng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) khẳng định: “Khoa VNH&TV đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao cho, góp phần quảng bá Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam ra nước ngoài, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới”. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, các ngành KHXH&NV nói chung và ngành Việt Nam học nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức để phát triển. Khoa VNH&TV cần nhanh chóng phát triển đội ngũ, nhất là lực lượng giảng viên trình độ cao, mở rộng liên thông với các khoa trong Trường, tăng cường hợp tác ở trong nước và quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu Việt Nam học hàng đầu đất nước.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau Lễ kỉ niệm.
/USSH

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau Lễ kỉ niệm.

Đại diện cho các thế hệ nhà khoa học, nhà giáo của Khoa, GS.TS.NGND Hoàng Trọng Phiến (nguyên Chủ nhiệm Khoa) đã nhấn mạnh đến giá trị cốt lõi trong thành tựu của Khoa là “đã xây dựng thành công ngành khoa học dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ”, trong đó, các thầy cô đã “dạy tiếng Việt như một công cụ văn hoá dân tộc xuất phát từ đặc trưng, bản chất loại hình của tiếng Việt”. Các thế hệ cán bộ của Khoa chính là những đại diện đầu tiên và tiêu biểu nhất cho văn hoá và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam đến với bạn bè nước ngoài, giúp họ thêm hiểu và yêu mến Việt Nam. Phát huy truyền thống ấy, cùng với đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng động với tư duy đổi mới, Khoa VNH&TV được kì vọng sẽ tiếp tục thành công với những nhiệm vụ mới, trở thành đơn vị đào tạo Việt Nam học và tiếng Việt có uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế.

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây