Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Khoa Đông Phương học xây dựng đề án thành lập ngành Đông Nam Á học

Thứ hai - 26/09/2016 15:39
Ngày 27/9/2016, Khoa Đông Phương học, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức cuộc gặp gỡ giữa đại diện Khoa, lãnh đạo Nhà trường với các chuyên gia nghiên cứu, các đơn vị tuyển dụng nhằm góp ý xây dựng đề án thành lập ngành Đông Nam Á học. Tới dự buổi gặp mặt có PGS.TS Hoàng Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; các chuyên gia đến từ các Viện và Trung tâm nghiên cứu, các đơn vị tuyển dụng như Đài Tiếng nói Việt Nam và một số cơ quan báo chí; các Trung tâm Ngôn ngữ, bảo tàng, các công ty trong lĩnh vực kinh doanh, du lịch…
Khoa Đông Phương học xây dựng đề án thành lập ngành Đông Nam Á học
Khoa Đông Phương học xây dựng đề án thành lập ngành Đông Nam Á học

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Khoa Đông Phương học đã nhấn mạnh vấn đề cần thiết lập ngành Đông Nam Á học trong giai đoạn mới. GS.TS Mai Ngọc Chừ (Chủ nhiệm bộ môn Đông Nam Á, Khoa Đông phương học) tổng kết quá trình xây dựng đề án lập ngành cho đến thời điểm hiện tại, công bố kết quả khảo sát nhu cầu xã hội, và khảo sát chuẩn đầu ra của chương trình Đông Nam Á học, đồng thời đề nghị các nhà tuyển dụng và các chuyên gia tiếp tục góp ý, thảo luận cho đề án lập ngành.

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc hiểu biết, nắm chắc tình hình khu vực là tất yếu và cấp thiết. Tuy nhiên ở nước ta, điều này vẫn còn hạn chế. PGS.TS Nguyễn Văn Chính - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương và các vấn đề quốc tế, Trường ĐHKHXH&NV cho biết: “Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực xây dựng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, nhiều nước khác tuy đi sau nhưng việc nghiên cứu và đào tạo về Đông Nam Á học lại phát triển nhanh hơn. Điều này cho thấy sự chậm chạp trong cách làm ở Việt Nam”. Thực tế này đòi hỏi những trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng đầu như Khoa Đông phương học cần phải đào tạo, giảng dạy chuyên sâu và mở rộng hơn. Và việc thành lập một ngành chuyên biệt, nghiên cứu và giảng dạy về Đông Nam Á học là rất cần thiết. Vì thế, để xây dựng một đề án lập ngành Đông Nam Á học cần có sự đầu tư, nghiên cứu cụ thể của Khoa nói riêng và Nhà trường nói chung.

Trong vấn đề tiến trình học, có nhiều ý kiến cho rằng, nên điều chỉnh thêm về các môn học, ví dụ như bổ sung môn học phương pháp nghiên cứu khoa học, hay giảng dạy về những ngôn ngữ đang khan hiếm nguồn nhân lực như tiếng Lào, tiếng Khơ-me hay tiếng Bahasa Indonesia,…

Về phía nhà tuyển dụng cho biết, sinh viên muốn có việc làm cũng cần phải có nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt để có nhiều cơ hội hơn. “Chúng tôi luôn yêu cầu người ứng tuyển phải giỏi tiếng Anh và các ngoại ngữ khác. Ngoài ra, những nhà tuyển dụng chúng tôi luôn đánh giá cao những ứng viên có các kỹ năng làm việc, xử lý thông tin, ứng biến tốt để hợp tác được với những công ty lớn.” – Bà Trần Thị Giang - Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Freeland Tour chia sẻ.

Tại buổi gặp mặt, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu “Việc thành lập một Trung tâm ngoại ngữ Đông Nam Á là hoàn toàn khả thi và có tiềm năng lớn. Trường ĐHKHXH&NV đang hiện thực hóa quan hệ quốc tế để xúc tiến giao lưu trao đổi sinh viên với các nước. Bên cạnh đó, Nhà trường luôn chú trọng việc đào tạo các kỹ năng mềm để sinh viên tự tin bước vào những môi trường mới.”

Kết thúc buổi làm việc, GS.TS Mai Ngọc Chừ - Chủ nhiệm bộ môn Đông Nam Á, Khoa Đông phương học cảm ơn những đóng góp của lãnh đạo Nhà trường và cán bộ Khoa cũng như các nhà tuyển dụng. Cuộc gặp mặt là một cơ hội để Khoa Đông Phương học ghi nhận những ý kiến đóng góp thiết thực để tiếp tục hoàn thiện đề án xây dựng ngành Đông Nam Á học cũng như mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo chung của Khoa Đông Phương học.

Tác giả: Thanh Lâm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây