Phó Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn tặng hoa cảm ơn các giảng viên tham gia khoá học
Khóa học được thiết kế và triển khai nhằm giúp cho các cán bộ, giảng viên của trường tiếp cận tư duy đổi mới sáng tạo và tư duy khởi nghiệp (entrepreneurial mindset), từ đó tạo nên những cú hích để đổi mới về cách thức dạy và học thích ứng với bối cảnh thế kỷ 21. Với một tư duy khởi nghiệp (sẵn sàng đổi mới, sáng tạo, thích ứng với những tình thế biến chuyển), cán bộ, giảng viên sẽ là những người thúc đẩy một cách mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên và tạo nên những đổi mới sáng tạo trong chính công việc hiện tại của mình.
Các thầy cô tham gia thử thách làm tháp Marshmallow
Trong hai ngày đầu của khóa học, các cán bộ, giảng viên đã được học về tư duy sáng tạo, tư duy khởi nghiệp, tư duy thiết kế (design thinking) – những nền tảng tư duy quan trọng của nhà giáo dục mang tinh thần khởi nghiệp (entrepreneurial educator). Với buổi học về tư duy sáng tạo, các học viên được làm việc trực tiếp cùng các chuyên gia đến từ SAP Việt Nam – cô Josephin Galla và cộng sự. Các buổi học về tư duy khởi nghiệp, tư duy thiết kế được dẫn dắt bởi các giảng viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Khoa học Công nghệ - những người đã hoàn thành khóa học VIBE về Nhà giáo dục khởi nghiệp trong năm 2018-2019 gồm: TS. Nguyễn Mai Hương, TS. Hoàng Thị Bảo Thoa, TS. Đào Thị Diệu Linh, TS. Lê Thanh Huyền, TS. Nguyễn Thị Thư và TS. Lư Thị Thanh Lê.
Khoá học thu hút các giảng viên nhiều lứa tuổi tham gia
Các buổi học đầu tiên của khóa học được thiết kế dưới hình thức learning by doing (học thông qua các thực hành), trong đó các thầy cô Trường ĐHKHXH&NV đã trải qua nhiều thử thách khác nhau như vẽ bản đồ não bộ, thiết kế ba lô theo nhu cầu của “khách hàng” là một đồng nghiệp trong nhóm, thiết kế co-working space cho Trường sử dụng design thinking,... Phản hồi về những trải nghiệm này, các thầy cô cho rằng lớp học đã truyền đạt các bài học thông qua các trò chơi đơn giản, thú vị và kích thích sự sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm … một cách rất hiệu quả.
Kết thúc hai buổi học đầu tiên, các học viên đã hình thành các nhóm dự án để thực hiện thử thách mở (open challenge) hướng đến buổi pitching cuối khóa – phát hiện những vấn đề và đưa ra giải pháp khởi nghiệp gắn với lĩnh vực chuyên môn.
Vào các ngày 15-16/11/2019, các học viên sẽ tiếp tục được đào tạo phần nội dung về bảo hộ sở hữu trí tuệ với ý tưởng nghiên cứu, mô hình canva về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, vào chiều thứ Bảy ngày 16/11 tới, sáu nhóm học viên sẽ trình bày ý tưởng và giải pháp của mình trong buổi final pitching. Những ý tưởng xuất sắc nhất của các cán bộ, giảng viên 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
được lựa chọn tại buổi final pitching này sẽ được Nhóm các nhà giáo dục khởi nghiệp tiếp tục hỗ trợ phát triển, kết nối với Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Bộ Khoa học và Công nghệ trong năm 2020.
Có thể nói, khóa học đã "kích hoạt" và kỳ vọng góp phần "thổi bùng" tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
. Không chỉ các giảng viên Nhân văn rất hào hứng với hành trình của nhà giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà Ban Giám hiệu, các phòng ban của Nhà trường đã luôn đồng hành, dành sự cổ vũ tối đa đối với lớp học. Một cộng đồng nhà giáo dục khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang dần hình thành tại 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
, góp phần thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cán bộ giảng viên và sinh viên.
Quý thầy cô quan tâm có thể theo dõi và ủng hộ các hoạt động của cộng đồng này tại kênh facebook: //www.facebook.com/dmst.ussh/
Tác giả: Thanh Lê, Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn