Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Holocaust: ngày thế giới nhìn lại để thay đổi

Thứ hai - 28/01/2013 04:18
Ngày 24/1/2012, lễ kỉ niệm Holocaust - Ngày tưởng niệm nạn diệt chủng đối với người Do Thái trong Chiến tranh thế giới lần thứ II - đã được tổ chức tại Trường ĐHKHXH&NV.
Holocaust: ngày thế giới nhìn lại để thay đổi
Holocaust: ngày thế giới nhìn lại để thay đổi
Ngày 24/1/2012, lễ kỉ niệm Holocaust - Ngày tưởng niệm nạn diệt chủng đối với người Do Thái trong Chiến tranh thế giới lần thứ II - đã được tổ chức tại Trường ĐHKHXH&NV. Tới dự có bà Meirav Eilon Shahar - Đại sứ Nhà nước Israel tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta - đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, PGS.TS Bùi Nhật Quang - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông cùng nhiều khách mời đến từ đại sứ quán các nước và Bộ Ngoại giao. Năm 1935, Luật Nuremburg ra đời ở nước Đức Quốc xã đã tước bỏ quyền công dân và tất cả các quyền dân sự khác của người Do Thái, mở đầu cho các cuộc thảm sát từ năm 1938 kéo dài đến đầu năm 1945, khiến cho khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm sắc tộc khác thiệt mạng ở nhiều nước châu Âu. Năm 2005, Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết số 60/7 lấy ngày 27/1 hàng năm là Ngày tưởng niệm quốc tế về nạn diệt chủng (Holocaust day).

Tại lễ kỉ niệm, các đại biểu đã nghe bài nói chuyện của diễn giả Orit Margaliot (Bảo tàng tưởng niệm Holocaust) với chủ đề “Người Do Thái - nạn diệt chủng và các kí ức” và xem bộ phim tưởng niệm về các nạn nhân Holocaust. Bài nói chuyện không chỉ đề cập đến những con số, dữ liệu lịch sử xác thực mà còn chia sẻ những câu chuyện có thật - những kí ức đầy đau thương của những nạn nhân và gia đình họ trong thời kì lịch sử đen tối nhất của nhân loại. Hơn 70 năm đã trôi qua, những nỗi đau Holocaust vẫn còn hiện hữu bởi như diễn giả Orit Margaliot chia sẻ: “Thách thức lớn nhất của chúng tôi là việc tìm lại khuôn mặt và nhân dạng của các nạn nhân, cố gắng trả lại tên cho họ. Phát - xít Đức đã cố xoá đi sự hiện hữu của người Do Thái không chỉ trên thực thể mà ngay cả trong kí ức”. Bà Pratibha Mehta - đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam - thì cho biết thông điệp của ngày Holocaust năm nay là “Giải cứu trong thời kì Holocaust: Dũng khí để chở che” - để tôn vinh những người đã liều cả mạng sống của mình và gia đình để cứu người Do Thái và những người khác khỏi cái chết gần như chắc chắn dưới sự cai trị của Phát xít Đức. Nhiều người trong số họ đã trở thành những biểu tượng nổi bật của sự anh hùng và lòng cảm thông nhưng nhiều người khác chỉ nhận được sự biết ơn thầm lặng của chính những nạn nhân mà họ đã giúp đỡ. Lễ kỉ niệm năm nay nhằm làm dày thêm các ghi chép lịch sử, và trao cho những người anh hùng sự tôn vinh mà họ xứng đáng được nhận.

Phát biểu tại lễ tưởng niệm, bà Meirav Eilon Shahar - Đại sứ Nhà nước Israel tại Việt Nam nói: “Hôm nay không chỉ để dành cho sự tưởng niệm, mà còn dành cho sự cảnh giác, là để bảo vệ những kí ức không thể nào quên về Holocaust, và cùng lúc đó làm mới lại sự cam kết của chúng ta về quyền con người và sự hiểu biết lẫn nhau”. Bà Đại sứ cũng nhấn mạnh rằng: giữ cho các kí ức về Holocaust sống mãi cũng là để đảm bảo rằng các bài học mà nhân loại rút ra từ Holocaust sẽ mãi được ghi nhớ, được truyền lại cho thế hệ sau và giúp tránh các hành động diệt chủng trong tương lai. Đại diện cho Trường ĐHKHXH&NV, PGS.TS Phạm Quang Minh (Phó Hiệu trưởng) cho rằng lễ tưởng niệm là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa to lớn để cộng đồng thế giới thêm hiểu sự quý giá của hoà bình, để thế hệ trẻ thêm hiểu biết sâu sắc về quá khứ, hướng tới các giá trị tốt đẹp và một tương lai tươi sáng hơn.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây