Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Hội thảo Văn học Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ năm - 26/11/2015 18:12
Ngày 26/11/2015, Khoa Đông phương học phối hợp với Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc tổ chức hội thảo Văn học Việt Nam tại Hàn Quốc với sự tham gia của các nhà khoa học, dịch giả Hàn Quốc và Việt Nam. Tham dự hội thảo có ông Kim Seong-Kon (Viện trưởng Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc).
Hội thảo Văn học Hàn Quốc tại Việt Nam
Hội thảo Văn học Hàn Quốc tại Việt Nam

Tại hội thảo, vấn đề thực trạng và triển vọng hoạt động dịch thuật, quảng bá các tác phẩm văn học Hàn Quốc tại Việt Nam là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm cũng như các ý kiến đóng góp của các đại biểu.

Giao lưu mang tính văn hoá giữa Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 20 nhưng lịch sử biên dịch tiếng Việt của văn học Hàn Quốc, một cách chính thức, thì mới chỉ có 22 năm. Năm 1992, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc chính thức được thiết lập. Bên cạnh việc các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng thì mối quan tâm của người Hàn Quốc về Việt Nam cũng ngày càng lớn và ngược lại. Bối cảnh quan hệ hợp tác thuận lợi giữa hai nước càng tạo điều kiện để giao lưu văn học có những bước phát triển mạnh mẽ. Về mặt giao lưu văn hoá, cuốn truyện ký Thế giới quả là rộng lớn và có nhiều việc phải làm của Chủ tịch Tập đoàn Daewoo - ông Kim Woo-Jung được dịch sang tiếng Việt vào năm 1993 có thể được coi là bản dịch đầu tiên ở mảng văn học của một tác phẩm truyện ký Hàn Quốc sang tiếng Việt. Đến nay, văn học Việt Nam được giới thiệu tại văn học Hàn Quốc và văn học Hàn Quốc được giới thiệu tại Việt Nam đang ngày càng phát triển cả về số lượng đầu sách và chất lượng dịch thuật. Hàng năm, Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc cũng đã tổ chức trao giải thưởng văn học dịch cho các dịch giả Việt Nam đã dịch xuất sắc các tác phẩm văn học Hàn Quốc. Những hoạt động này đã và đang là một kênh quan trọng để thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.

Để nâng cao hiệu quả dịch thuật văn học Hàn Quốc tại Việt Nam, các ý kiến cho rằng cần thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia biên dịch tiếng Việt, có sự hỗ trợ cần thiết và liên tục cho các dịch giả văn học Hàn Quốc hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, với văn học cổ Hàn Quốc, các tác phẩm văn học chữ Hán chiếm tỷ lệ cao và có tính đồng chất văn hoá với Việt Nam cũng thuộc nền văn hoá Nho giáo, nên tính tương đương của biên dịch rất cao. Do đó, khi dịch các tác phẩm văn học cổ của Hàn Quốc, cần tìm các chuyên gia Việt Nam có hiểu biết về văn học Hán văn, rồi dịch chung với các chuyên gia về Việt Nam của Hàn Quốc thì sẽ đạt kết quả dịch tốt hơn. 

Ngoài ra, công tác truyền thông và quảng bá các tác phẩm dịch được đánh giá là có vai trò quan trọng để các tác phẩm dịch đến được gần hơn với công chúng Việt Nam. Do đó, việc tổ chức những buổi toạ đàm khoa học như thế này, với sự phối hợp của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu chuyên môn của Hàn Quốc và Việt Nam sẽ giúp ích cho việc mở rộng hoạt động biên dịch cũng như nâng cao tính chuyên môn trong hoạt động dịch thuật. Sự giới thiệu và lan toả của các tác phẩm dịch cần hướng đến trước tiên là các nhà nghiên cứu về văn học Hàn Quốc của Việt Nam, tới các trường đại học ở Việt Nam có giảng dạy chuyên ngành Hàn Quốc học, các tờ báo chuyên ngành… Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý cần tính đến hiệu quả truyền thông trong cộng đồng du học sinh tại Hàn Quốc, trong các gia đình đa văn hoá, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Hàn Quốc…

Hội thảo đã nghe các tham luận chính: Dịch như hành vi tái diễn giải để chia sẻ và sáng tạo thế giới (dịch giả Phùng Khắc Kiên, Viện Văn học Việt Nam); Hwang Sun-won và chữ Tình trong truyện ngắn “Mưa rào”, “Ngôi sao” (TS Hà Minh Thành, Khoa Đông phương học); Ý nghĩa tự truyện trong thế giới tác phẩm của Park Wan Seo - trọng tâm tác phẩm “Ai đã ăn hết những cây Sing-a ngày ấy”? (Nguyễn Lệ Thu, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN); Yếu tố kỳ ảo trong truyện của Kim Young Ha (Nguyễn Thị Hiền); Tình hình biên dịch văn học Hàn Quốc sang tiếng Việt và phương án phát triển (GS Ahn Kyeong-hwan, Đại học Choseon, Hàn Quốc).

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây