Hội thảo có sự hiện diện của GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường), GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh (Nguyên Hiệu trưởng, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại), GS.TS Phạm Hồng Tung (Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển), PGS.TS Chu Văn Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo). Ngoài ra còn có sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo, đại diện của nhiều đơn vị đào tạo tôn giáo trong và ngoài nước.
Toàn cảnh hội thảo
Cách đây 5 thế kỉ, Kito giáo được du nhập vào Đông Á và Đông Nam Á. Trong lịch sử lẫn hiện tại, các nhà tư tưởng, trí thức Kito giáo đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trở thành chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực. Mặt khác, việc truyền bá Kito giáo mang lại luồng gió mới cho đời sống tôn giáo và văn hóa nói chung. Với Việt Nam, sự du nhập của Kito giáo làm thay đổi bản đồ Tôn giáo học. Từ thời thuộc địa, Kito giáo đã được lan truyền tới các vùng núi và cao nguyên, vùng đồng bằng các dân tộc thiểu số. Tới nay có thể nói đã hiện diện ở mọi vùng miền nước ta.
GS.TS Nguyễn Văn Kim phát biểu khai mạc hội thảo
Hội thảo lần này được tổ chức nhằm phân tích các giá trị văn hóa, tư tưởng của các nhân vật tiêu biểu về Công giáo và Tin lành; qua đó đưa ra các khuyến nghị để phát huy vai trò của trí thức Kito giáo trong phát triển văn hóa và xã hội hiện đại. Hội thảo được định hướng bởi phương châm: “Chỉ có thể tận dụng được mọi nguồn lực cho phát triển khi chúng ta sòng phẳng, khách quan với lịch sử”.
Trong 2 ngày, các diễn giả đã tập trung thảo luận và làm rõ một số vấn đề:
Ngoài ra, nhân kỉ niệm 10 năm thành lập, PGS.TS Lâm Bá Nam (Giám đốc) đã tổng kết quá trình hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại. Trong một thập kỷ hình thành và phát triển, Trung tâm đã có nhiều thành tựu tích cực với ngành tôn giáo học Việt Nam nói riêng và nghiên cứu tôn giáo quốc tế nói chung: tổ chức 10 hội thảo quốc tế và 5 tọa đàm trong nước về các vấn đề tôn giáo, xuất bản 8 ấn phẩm, hoàn thành 3 đề tài KH-CN cấp Nhà nước và triển khai 3 đề tài cấp Bộ. Nhiều cán bộ của Trung tâm được đào tạo sau đại học tại Hàn Quốc, Mỹ và Cộng hòa Liên bang Đức. Ngoài ra, với sự hỗ trợ tích cực từ Viện nghiên cứu Tôn giáo CHLB Đức, Trung tâm đã xây dựng phòng tư liệu Tôn giáo-Văn hóa với gần 2000 đầu tài liệu. Với những kết quả đó, Trung tâm Tôn giáo Đương đại đã được Giám đốc ĐHQGHN tặng bằng khen.
PGS.TS Lâm Bá Nam báo cáo tổng kết các thành tựu trong 10 năm hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại
GS.TS Nguyễn Văn Kim thay mặt Ban lãnh đạo Nhà trường nhận hoa cảm ơn của Ban Giám đốc Trung tâm
Tác giả: Mỹ Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn