Học giả Pháp thuyết trình về cố giáo sư Trần Đức Thảo
admin
2010-11-09T10:49:03-05:00
2010-11-09T10:49:03-05:00
//felixandlilys.com/vi/news/tin-hoat-dong/hoc-gia-phap-thuyet-trinh-ve-co-giao-su-tran-duc-thao-7148.html
/themes/ussh/images/no_image.gif
10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
- ĐHQGHN
//felixandlilys.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 09/11/2010 10:49
Sáng nay, 09/11/2010, Khoa Triết học đã tổ chức buổi thuyết trình về cố giáo sư Trần Đức Thảo với sự tham gia của hai học giả người Pháp: Jean-Pierre Han và Jean-François Poirier.
Sáng nay, 09/11/2010, Khoa Triết học đã tổ chức buổi thuyết trình về cố giáo sư Trần Đức Thảo với sự tham gia của hai học giả người Pháp: Jean-Pierre Han và Jean-François Poirier.
Diễn giả: Jean-François Poirier, dịch giả, nhà triết học, nhà văn, chuyên gia về triết học Đức và Pháp hiện đại, và Jean-Pierre Han, nhà phê bình văn học và sân khấu, nhà sáng lập và giám đốc tạp chí về sân khấu Frictions, Théâtres-écritures, tổng biên tập tạp chí Lettres Françaises.
Bài thuyết trình của hai học giả với nội dung chủ yếu liên quan đến những công trình nghiên cứu, lí thuyết về triết học của GS Trần Đức Thảo.
Trong phần thuyết trình của mình, nhà phê bình Jean-Pierre Han giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của tạp chí văn học Pháp (Les Lettres Francaises) và kế hoạch thực hiện một chuyên đề về triết gia Việt Nam Trần Đức Thảo đang được tạp chí chuẩn bị cho xuất bản. Ông bày tỏ mong muốn các nhà nghiên cứu Việt Nam sẽ tham gia cộng tác trong chuyên đề này.
Triết gia Jean-François Poirier trình bày chi tiết về những công trình triết học của GS Trần Đức Thảo. Ông đã đưa ra những phân tích, chỉ dẫn rất cụ thể về tác phẩm "Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng" của GS Trần Đức Thảo. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến một trong những khía cạnh gây tranh luận nhiều nhất về mặt khoa học trong tác phẩm của GS Trần Đức Thảo, đó là lí thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ.
Nhiều ý kiến thảo luận của giảng viên, học viên cao học và sinh viên Khoa Triết học đưa ra về những công trình nghiên cứu, đóng góp khoa học của GS. Trần Đức Thảo ở Việt Nam và Pháp đã được hai học giả cùng trao đổi.
Tại cuộc gặp với hai học giả, Ban Chủ nhiệm Khoa Triết học cũng đề xuất một số hợp tác trong nghiên cứu về GS Trần Đức Thảo như: tổ chức hội thảo khoa học về GS Trần Đức Thảo, dịch – tái bản những tác phẩm, sách của GS Trần Đức Thảo ở cả hai nước Pháp – Việt, tập hợp các công trình nghiên cứu của Trần Đức Thảo.
Cố GS Trần Đức Thảo từng là chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp nay là Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN). Ông đã có hàng chục cuốn sách xuất bản trong nước và nước ngoài. Dịch và chỉnh lí nhiều tác phẩm kinh điển của triết học Marxist. Quá trình học tập, nghiên cứu và sinh sống của ông ở cả hai quốc gia Pháp – Việt. Nhiều công trình của ông được xuất bản đồng thời xuất bản ở hai quốc gia. Năm 2000, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.