Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Hào hứng với “Lunch Box Club for English”

Thứ bảy - 20/05/2017 00:17
Ngày 19/5, "Câu lạc bộ tiếng Anh Cơm hộp trưa" (Lunch Box Club for English" (LBCE) đã có lễ khai mạc và buổi sinh hoạt đầu tiên tại Trường ĐHKHXH&NV. Sự kiện này đã trở thành một điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động nhằm xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh cởi mở, thân thiện và chất lượng đang lan tỏa khắp toàn Trường thời gian qua.
Hào hứng với “Lunch Box Club for English”
Hào hứng với “Lunch Box Club for English”

Từ ý tưởng của Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TS Phạm Quang Minh, đến công tác phối hợp tổ chức của Phòng Tổ chức Cán bộ và Công đoàn Trường, cùng tinh thần ham học hỏi của các cán bộ trẻ Nhà trường đã tạo một không khí sôi nổi, mới lạ trong buổi sinh hoạt  đầu tiên của LBCE.

"Lunch Box Club for English"  đã có buổi ra mắt thành công với sự tham gia của: (từ trái qua phải) GS. Inagaki Tsutomu (Đại học Rikkyo, Nhật Bản), GS. Norifumi Namatame (Đại học Tohoku Fukushi, Nhật Bản), GS.TS Phạm Quang Minh, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, GS. Colman Ross (Đại học Dublin, Ireland)

Tham dự sự kiện có GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Nhà trường), PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) và 3 giáo sư thỉnh giảng đang giảng dạy tại Trường là: GS. Colman Ross (Đại học Dublin, Ireland),  GS. Norifumi Namatame (Đại học Tohoku Fukushi, Nhật Bản) và GS. Inagaki Tsutomu (Đại học Rikkyo, Nhật Bản) . Hơn 40 cán bộ trẻ đã tham gia buổi sinh hoạt đầu tiên của câu lạc bộ.

Nội dung của buổi sinh hoạt đầu tiên của LBCE là hoạt động chào hỏi, làm quen và giới thiệu về bản thân cũng như giao lưu với các vị khách mời. Điểm khác biệt thú vị của câu lạc bộ này chính là ở hình thức tổ chức và phong thái người tới dự. Có thể nhận thấy một không khí khá thân mật, cởi mở, khác với những cuộc họp, hội thảo khoa học hay những cuộc thảo luận nhóm mang tính học thuật. Do trình độ giao tiếp tiếng Anh của mỗi người có sự chênh lệch, nên mục tiêu quan trọng nhất là giúp mỗi thành viên có thể giao tiếp nhiều hơn với tiếng Anh, mạnh dạn tự tin thể hiện khả năng của mình. Các chủ đề trò chuyện và trao đổi là các vấn đề mở trong cuộc sống và công việc.

GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ về ý tưởng thành lập LBCE cũng như loạt sự kiện xây dựng môi trường giao tiếng tiếng Anh gần đây tại Trường: “Kinh nghiệm cá nhân cho thấy các thầy cô chỉ cần tự tin, thoải mái và thực hành nhiều thì kỹ năng giao tiếp sẽ tiến bộ. Từ đó, quý cô, quý thầy sẽ có thể nâng cao trình độ và sẽ đạt được mục tiêu xa hơn. Để làm được điều đó thì cần có môi trường, được thực hành tiếng Anh thường xuyên và được động viên thể hiện nhiều hơn”.

Bên cạnh Lunch Box Club for English, Nhà trường đang triển khai hai lớp tập huấn tiếng Anh giao tiếp cho cán bộ, giảng viên, chuyên viên và một câu lạc bộ Master’s Tea club dành cho sinh viên. Các lớp tập huấn và câu lạc bộ đều có các giáo sư, chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy. 

LBCE được tổ chức từ 11h30 – 13h00 trưa Thứ Sáu hàng tuần. Mỗi buổi sinh hoạt sẽ có ít nhất một giáo sư, chuyên gia nước ngoài trao đổi cùng các hội viên về một  chủ đề cụ thể. Thời gian nghỉ trưa tại Trường trở thành khoảng thời gian giúp các cán bộ Nhà trường tăng cường cơ hội giao lưu, chia sẻ, nâng cao trình độ giao tiếp tiếng Anh cũng như các vấn đề chuyên môn. Thời gian qua, Nhà trường tăng cường mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất, không gian dành cho hoạt động tự học, sinh hoạt chung của sinh viên và các câu lạc bộ trong Trường. Điều này đã góp phần hiện thực hóa nhiều ý tưởng độc đáo, có ý nghĩa thiết thực trong mọi mặt hoạt động của cán bộ giảng viên và sinh viên Nhà trường

 

Thông tin về các Giáo sư thỉnh giảng tại Trường ĐHKHXH&NV

GS. Norifumi Namatame (Đại học Tohoku Fukushi, Nhật Bản)

  • Giáo sư Triết học, tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel, Đại học Denver, Colorado, Hoa Kỳ: tháng 11/2008.
  • Ngành: Chính trị quốc tế, Chính trị so sánh. Chuyên môn: An ninh quốc tế.
  • Bằng thạc sĩ tại Trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Denver, Colorado, Hoa Kỳ. Bằng cử nhân tại Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản.
  • Là giáo sư thỉnh giảng tại ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN từ tháng 4/2017; Giáo sư Đại học Tohoku Fukushi từ tháng 4/2015 tới nay; Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Úc từ tháng 5/2011 tới nay; là Phó giáo sư tại Khoa Quản lý Đại cương tại Đại học Tohoku Fukushi từ tháng 4/2005-3/2015.
  • Hiện là thành viên của Hiệp hội Quan hệ Quốc tế Nhật Bản (6/1997), Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế (tháng 9/1997), Hiệp hội Nghiên cứu An ninh Con người Nhật Bản (10/2016), Hiệp hội Nghiên cứu Hòa bình Nhật Bản (5/2017).
  • Đã nhận Giải thưởng Nghiên cứu Khoa học Quốc tế: Giải thưởng Nghiên cứu Khoa học Chuyên sâu tại Khu vực Châu Á, 2015-2016; Giải thưởng của Quỹ Thúc đẩy Khoa học Nhật Bản năm, 2008-2010; Giải thưởng của Đại học Tohoku Fukushi, 2007-2008. 

GS. Inagaki Tsutomu (Đại học Rikkyo, Nhật Bản)

  • Giáo sư thỉnh giảng Khoa Du lịch học, Trường ĐHKHXH&NV.
  • Tốt nghiệp tại Trường Quan hệ Xã hội, Đại học Rikkyo vào tháng 3/197.
  • Từng làm chủ nhiệm Khoa Du lịch học, Đại học Rikkyo từ tháng 4-2003-2/2007 và tiếp tục giảng dạy ở đây từ tháng 4/1992-tháng 3/2016; làm giáo sư thỉnh giảng tại Trường Quản lý Công nghiệp Du lịch, Đại học Hawaii từ tháng 8/2000-8/2001.
  • Các môn học đã giảng dạy:

Bậc cử nhân: Quản lý khách sạn, Tiêu dùng trong Du lịch, Xã hội và Du lịch, Nghiên cứu Giới trong Du lịch.

Bậc thạc sĩ: Nghiên cứu văn hóa trong Du lịch.

  • Đã từng làm Giám đốc Trung tâm Di cư và Tiếp biến văn hóa Con người, Đại học Rikkyo từ 2006-2007, làm tại Ban Cố vấn của Trung tâm Hợp tác Nhật Bản vì Trung Đông từ 2006-2013.

GS. Colman Patrick Ross (Đại học Dulbin, Ireland)

  • Nhận bằng Cử nhân về Xã hội học, Lịch sử và tiếng Đức tại Đại học Maynooth, Ireland), bằng Thạc sĩ về giáo dục tại Đại học Trinity, Dublin, Ireland), tham gia khóa Huấn luyện về Dịch vụ Tình nguyện Quốc tế năm 1998 trước khi chuyển sang công tác tại Cao Đẳng Sư phạm Đà Lạt, Lâm Đồng Việt Nam; làm luận án Tiến sĩ về đề tài tại Hà Giang và Điện Biên, Việt Nam (từ Đại học Trinity, Dublin, Ireland) từ 2008-2012.
  • Đã từng tham gia vào Dự án Phát triển Nông thôn Sơn La-Lai Châu của EU từ 2002-2005, Dự án Xóa đói Giảm nghèo Chia sẻ Thụy Điển - Việt Nam (tại tỉnh Hà Giang, Yên Bái và Quảng Trị) từ 2006-2009; là Chuyên gia Kỹ thuật Cao cấp về Phát triển Dân tộc Thiểu số của UNDP, Hà Nội, từ 2013-2015; là Cố vấn giáo dục Dân tộc Thiểu số tại ADB, World Bank. 

 

Tác giả: Thu Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây