Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Giới thiệu nhiều nguồn tài liệu miễn phí về lịch sử chính trị Việt Nam và Hồ Chí Minh

Thứ năm - 27/10/2016 01:31
Sáng ngày 26/10/2016, Khoa Khoa học Chính trị, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , ĐHQGHN đã tổ chức sinh hoạt khoa học với chủ đề "Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (CAOM), Aix-en-Provence Pháp, với Nghiên cứu lịch sử chính trị Việt Nam và Hồ Chí Minh".
Giới thiệu nhiều nguồn tài liệu miễn phí về lịch sử chính trị Việt Nam và Hồ Chí Minh
Giới thiệu nhiều nguồn tài liệu miễn phí về lịch sử chính trị Việt Nam và Hồ Chí Minh

Diễn giả thuyết trình tại buổi sinh hoạt khoa học là bà Oliva Pelletier, Cán bộ phụ trách phòng Đông Dương tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại. Về phía khoa Khoa học Chính trị có có PGS.TS Lại Quốc Khánh, TS. Lưu Minh Văn và nhiều cán bộ, học viên cao học, nghiên cứu sinh của khoa.

Oliva Pelletier đang giới thiệu các tài liệu về lịch sử chính trị Việt Nam và Hồ Chí Minh tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Pháp)

Tại buổi làm việc, bà Oliva Pelletier đã giới thiệu tới cán bộ, giảng viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh khoa Khoa học Chính trị nguồn phông tài liệu được bảo quản tại Trung tâmLưu trữ Hải ngoại về lịch sử, chính trị Việt Nam và về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại được thành lập từ năm 1966, hiện đang lưu trữ lượng tư liệu lên đến 38 km, trong đó 6 km tư liệu liên quan đến Đông Dương. Trung tâm lưu trữ 150000 bức ảnh, 60000 bản đồ, 120000 sách, báo, tạp chí… về thời kỳ thuộc địa. Điều đặc biệt đáng lưu ý là phần lớn nguồn tư liệu này có thể khai thác miễn phí. Mọi người có thể tự truy cập qua tại địa chỉ: //www.archivesnationales.culture.gouv.fr/anom/fr/

Nguồn tư liệu về các thuộc địa được chia thành nhiều phông, như phông của các cơ quan nhà nước ở Pháp, phông của các cơ quan chính quyền Pháp ở thuộc địa, v.v.. Chẳng hạn, phông Toàn quyền Đông Dương có nhiều tư liệu trước 1945: giám sát các hoạt động báo chí, di dân, thư từ trao đổi,…;Phông tư liệu quân đội đề cập đến đội quân viễn chinh, theo dõi người nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, những người làm việc cho chính quyền thuộc địa và các tài liệu về Nguyễn Ái Quốc. Trong phông này, nguồn tài liệu về Nguyễn Ái Quốc rất phong phú, khoảng 7 hộp hồ sơ vớikhoảng 8000 trang tài liệu và những tài liệu này cũng đã được số hóa và đưa lên website của Trung tâm; v.v..

Các nhà nghiên cứu đang trao đổi và tương tác với diễn giả

Liên quan đến chính trị Việt Nam, tại kho hiện có khoảng 5600 bộ hồ sơ, trong đó nổi bật nhất là các bộ hồ sơ về Nguyễn Ái Quốc. Dữ liệu hồ sơ bao gồm: các văn bản của nhà nước Pháp và chính quyền thuộc địa, hình ảnh, âm thanh, các thư từ trao đổi, bài viết, v.v.. Hiện nguồn tài liệu này cũng đã được số hóa và đưa lên website của Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại.

Sau phần giới thiệu về các phông tư liệu, bà Oliva Pelletier đã hướng dẫn cho cán bộ, học viên cao học và nghiên cứu sinh Khoa khoa học Chính trị cách truy cập vàtìm kiếm các nguồn dữ liệu nói trên.

Trả lời thắc mắc của các nhà nghiên cứu về số lượng, mức độ được khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu này, bà Oliva Pelletier chia sẻ: hiện Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại đã và đang tiếp tục quá trình số hóa tư liệu để đưa lên website của Trung tâm. Số tài liệu đãsố hóa và đưa lên website cũng khá phong phú, trong đó có nhiều tài liệu về Nguyễn Ái Quốc... Các tài liệu này miễn phí hoàn toàn cho người đọc. Bất kỳ ai cũng có thể truy cập, tải về, in ấn và sử dụng.

Nước Pháp đã thông qua luật về quyền tiếp cận thông tin, nên các tài liệu sau 50 năm đều có thể được giải mật và công bố cho tất cả mọi người. Tuy nhiên khi tải, in ấn các tài liệu sẽ có các ký hiệu để đánh dấu bản quyền; nếu cá nhân, tổ chức muốn tiếp cận tài liệu gốcthì phải làm đơn xin phép. Một số tài liệu liên quan đến các nhà xuất bản thương mại sẽ phải trả phí, còn các tài liệu khác sẽ được miễn phí sử dụng bản gốc.

PGS.TS Lại Quốc Khánh, Phó Trưởng khoa Khoa học Chính trị phát biểu tại buổi sinh hoạt khoa học.

PGS.TS Lại Quốc Khánh, Phó Trưởng khoa Khoa học Chính trị, đã gửi lời cảm ơn về nội dung chia sẻ của bà Oliver Pelletier. Đây là những thông tin khoa học rất hữu ích đối với những người làm công tác nghiên cứu tại Trường ĐHKXH&NV nói chung, khoa Khoa học Chính trị nói riêng, bởi tư liệu lưu trữ là nền tảng, là cơ sở cho nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu về lịch sử chính trị, về Hồ Chí Minh, v.v..Hoạt động khoa học lần này là sự khởi đầu cho một chuỗi các hoạt động hỗ trợ các nhà nghiên cứu khoa học chính trị, Hồ Chí Minh học, tiếp cận và khai thác các nguồn tài liệu lữu trữ trong và ngoài nước.

Việc tiếp cận các tài liệu lưu trữ trong và ngoài nước sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về Hồ Chí Minh học, lịch sử chính trị Việt Nam, v.v.. Các nhà nghiên cứu của khoa Khoa học Chính trị sẽ nỗ lực triển khai các nghiên cứu cá nhân và tập thể để khai thác các nguồn tư liệu này.

Tác giả: Hoài An

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây