Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường

Thứ năm - 22/09/2011 11:04
Hội thảo khoa học với chủ đề “Đào tạo công tác xã hội trong điều kiện thị trường và hội nhập quốc tế: Quan điểm - mô hình - giải pháp” do Khoa Xã hội học chủ trì được tổ chức vào ngày 22/9. Đây là hội thảo lần 3 trong khuôn khổ hoạt động của đề tài hợp tác khoa học và công nghệ theo Nghị định thư “Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế (Nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)".
Hội thảo khoa học với chủ đề “Đào tạo công tác xã hội trong điều kiện thị trường và hội nhập quốc tế: Quan điểm - mô hình - giải pháp” do Khoa Xã hội học chủ trì được tổ chức vào ngày 22/9. Đây là hội thảo lần 3 trong khuôn khổ hoạt động của đề tài hợp tác khoa học và công nghệ theo Nghị định thư “Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế (Nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)". Dự hội thảo có PGS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, các nhà khoa học học, các chuyên gia Công tác xã hội trong và ngoài trường... Hội thảo nhằm xác định những giải pháp đổi mới cho Công tác Xã hội Việt Nam để đạt được các mục tiêu của Đề án phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp. TS Nguyễn Thị Thu Hà (Chủ nhiệm Đề tài Nghị định thư số 45/2010/HĐ – NĐT) báo cáo đề dẫn tại hội thảo đã nêu rõ: Mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực CTXH nhằm hợp tác về đào tạo, nghiên cứu về thể chế chính sách, về mạng lưới tổ chức và nhân viên CTXH, về phát triển nguồn nhân lực, về quá trình chuyên nghiệp hoá CTXH... trở thành một nhiệm vụ quan trong hiện nay. Cũng trong một báo cáo tiếp đó, TS Nguyễn Thị Thu Hà đã đưa ra “Một số giải pháp đổi mới công tác xã hội Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” đó là các giải pháp mang tính hệ thống mà đề tài hướng tới: hệ thống chính sách, đội ngũ cán bộ nhân viên, hoạt động đào tạo nhân lực và hợp tác quốc tế. GS.TS Đặng Cảnh Khanh (Khoa Công tác Xã hội, Đại học Thăng Long) cũng đã đưa ra một số suy nghĩ về việc đổi mới nhận thức công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường. Theo ông, mục tiêu cơ bản của công tác xã hội là hướng tới việc xây dựng và phát triển con người, công tác xã hội cần góp phần tích cực vào vào việc đảm bảo vấn đề an ninh con người và an sinh xã hội, công tác xã hội với việc trị lí và ngăn chặn sai lệch xã hội, đổi mới công tác xã hội cần phải đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động... Một số báo cáo khác thì lại tập trung trao đổi về mô hình CTXH trong các lĩnh vực cụ thể: “Hội khuyến học Việt Nam phát triển các hoạt động công tác xã hội” của GS.TS Phạm Tất Dong, “Địa chỉ tin cậy” – mô hình cứu trợ hữu hiệu nạn nhân bạo lực gia đình ở nông thôn của GS.TS Lê Thị Quý, hay “Mô hình giáo dục hoà nhập cho người khuyết tật – thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Đình Toán và Nguyễn Quốc Phương. Đề tài “Đổi mới Công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế (Nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga)” có thời gian thực hiện 2 năm (2010 – 2011). Đến nay đề tài đã thực hiện được hơn 50 chuyên đề/tổng số 60 chuyên đề phải thực hiện, nhiều toạ đàm khoa học, hội thảo hay các cuộc khảo sát trong nước và quốc tế đã được tiến hành. Trong đó, hội thảo lần thứ nhất đã được tổ chức vào tháng 7/2010, tập trung làm rõ những vấn đề lí luận và phương pháp mới mẻ của công tác xã hội; hội thảo lần thứ 2 là một hội thảo khoa học Quốc tế được tổ chức vào tháng 7/2011, tập trung làm rõ các vấn đề thực trạng của công tác xã hội trong giai đoạn mới. Hội thảo lần này tập trung làm rõ các quan điểm mới về triết lí CTXH trong quá trình đổi mới, phương thực hoạt động trong quá trình hội nhập, đổi mới nhận thức trong quản lí, các mô hình CTXH hiện nay... Đây là hội thảo lần thứ ba và cũng là hội thảo cuối cùng trong khuôn khổ của đề tài.

Tác giả: nguyenhang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây