Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học và quản lý đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT, các doanh nghiệp và đại diện sở hữu trí tuệ…
Trong phiên khai mạc, hội thảo đã nghe báo cáo đề dẫn hội thảo do PGS.TS Trần Văn Hải (Chủ nhiệm Bộ môn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học Quản lý, Trường ĐHKHXH&NV) trình bày.
PGS.TS Trần Văn Nam - Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại hội thảo
Báo cáo cho biết: Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007, nhưng cho tới nay, tốc độ cải cách và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khá chậm chạp. Với sự kiện tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4/10/2015, Việt Nam có thể hy vọng tiến thêm một bước mới trên con đường cải cách, thiết lập một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, tạo dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh thực chất.
Với quy mô của các nền kinh tế thành viên và những điều khoản tự do hóa thương mại của Hiệp định, việc gia nhập TPP tạo thuận lợi khá lớn cho việc nâng cao vị thế kinh tế Việt Nam ít nhất là trong khu vực Đông - Nam Á ở cả khía cạnh tăng trưởng kinh tế, thương mại cũng như cầu nối FDI. Tuy nhiên, Việt Nam đứng trước những thách thức không nhỏ, trong đó thách thức từ những yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ của TPP tỏ ra khắc nghiệt hơn nhiều so với WTO như: các đòi hỏi tăng cường mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu thương mại có thể làm cho giá thuốc tăng cao, tạo ra gánh nặng y tế đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Không chỉ có vậy, các biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ liên quan đến sinh học còn tác động đến nông nghiệp, làm cho giá cả các loại nông hóa phẩm như thuốc thú y, phân bón... theo đó mà tăng lên đáng kể, dẫn đến tăng chi phí và giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung…
PGS.TS Trần Văn Hải (thứ hai, từ trái sang), PGS.TS Vũ Cao Đàm (thứ ba, từ trái sang) và các đại biểu tại hội thảo
Báo cáo nhấn mạnh: xét về cả nhu cầu cải cách kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới là không thể chậm hơn. Vấn đề là Việt Nam cần làm gì trước những thách thức và cơ hội về sở hữu trí tuệ để lộ trình Việt Nam tham gia thương mại quốc tế trong thời gian tới đạt được nhiều kết quả khả quan. Đó cũng chính là nội dung và mục tiêu chính của hội thảo "Cơ hội và thách thức về sở hữu trí tuệ khi Việt Nam tham gia thương mại quốc tế ".
GS.TS Nguyễn Văn Kim và TS Đào Thanh Trường tại hội thảo
Tại hội thảo, các tham luận tập trung vào các nội dung cụ thể:
- Lý luận về sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế;
- Kinh nghiệm bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia phát triển;
- Hiện trạng bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;
- Phân tích thời cơ và thách thức về sở hữu trí tuệ đặt ra đối với Việt Nam trong thương mại quốc tế;
- Đề xuất những giải pháp để tận dụng thời cơ và khắc phục những thách thức về sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
- Các vấn đề khác về bảo hộ và thực thi quyền SHTT.
TS Vũ Tuấn Hưng (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phát biểu tại hội thảo
Các tham luận tiêu biểu tại hội thảo là: Ảnh hưởng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đối với việc bảo hộ sáng chế tại Việt Nam (TS Vũ Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Luật Sở hữu trí tuệ, Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội); Đề xuất mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam (TS Vũ Tuấn Hưng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam); Quyền sở hữu trí tuệ và sự phát triển của các FTA (PGS.TS Bùi Thành Nam, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu ); Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (TS Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN); Bảo hộ dữ liệu lớn – Cơ hội và thách thức đối với sở hữu trí tuệ khi Việt Nam tham gia thương mại quốc tế (ThS Nguyễn Như Hà, Phó Chủ nhiệm Khoa Khoa học Quản lý, Trường ĐHKHXH&NV); Đi tìm phương thức hiệu quả nhằm tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với hoạt động xuất bản sách ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (PGS.TS Trần Văn Nam, Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)...
TS Phạm Phi Anh - nguyên Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu tại Hội thảo
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn