Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu

Thứ ba - 02/06/2020 23:27
Đó là chủ đề được trao đổi, chia sẻ tại hội thảo “Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 27/5/2020 tại ĐHQGHN.
Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu
Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì Hội thảo

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải tham dự và phát biểu khai mạc. Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cùng hơn 40 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chia sẻ: Sau khi Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật này đã giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Nhấn mạnh chủ đề của hội thảo là nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu, Thứ trưởng cho biết, Bộ đang xây dựng nghị định và các thông tư đi kèm liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ và tuyển sinh, quản lý đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải phát biểu khai mạc hội thảo

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, một đại học định hướng nghiên cứu muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố nghiên cứu khoa học và đào tạo tiến sĩ là vấn đề sống còn, vì vậy ĐHQGHN phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo này để lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục đại học và các nhà khoa học, nêu các vấn đề còn vướng mắc để tháo gỡ trong thời gian tới.

Các ý kiến tham luận của các nhà khoa học tại hội thảo sẽ là cơ sở để Bộ GD&ĐT nghiên cứu đưa vào nghị định và các thông tư hướng dẫn.

GS, TSKH Nguyễn Đình Đức đề xuất sửa đổi Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ theo hướng đặt ra yêu cầu cao đối với người học và cán bộ hướng dẫn, đồng thời có chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ, nghiên cứu sinh tích cực tham gia nghiên cứu khoa học; tăng quy mô và chất lượng nghiên cứu sinh.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Trưởng Ban Tổ chức và Trưởng ban Khoa học của Hội thảo đã trình bày báo cáo đề dẫn, đánh giá thực trạng đào tạo tiến sĩ, thực trạng nhóm nghiên cứu mạnh tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Theo khảo sát nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức, chất lượng đào tạo tiến sĩ những năm gần đây đã được cải thiện mạnh mẽ, có sự biến chuyển quan trọng về chất lượng; nhiều NCS đã có các kết quả nghiên cứu công bố trên các tạp chí ISI có uy tín và có không ít NCS có kết quả nghiên cưu xuất sắc, không thua kém NCS được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài. Cũng theo GS Đức, những năm gần đây, rất nhiều trường đại học đã nhận thức được tầm quan trọng và đã quan tâm đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh. Các nhóm nghiên cứu này chính là tế bào của hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong trường đại học. Thông qua các nhóm nghiên cứu mạnh thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và thúc đẩy nghiên cứu tiếp cận trình độ và chuẩn mực quốc tế, đẩy mạnh công bố quốc tế và qua đó nâng vị thế, uy tín và xếp hạng của các trường, các nhóm nghiên cứu cũng là môi trường đào tạo theo cá thể hóa, triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong bối cảnh cách mạng chuyển đổi số. NCS chính là nguồn nhân lực KHCN quan trọng trong trường đại học. GS Đức cũng đề xuất nhiều giải pháp tổng thể, căn cốt để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học trong thời gian tới. GS Nguyễn Đình Đức còn nhấn mạnh, các trường đại học Việt Nam với truyền thống tôn sư trọng đạo và hiếu học, việc thành lập nhóm nghiên cứu mạnh còn được coi là môi trường tốt, là mô hình phù hợp để các nhà giáo, nhà khoa học cùng với các đồng nghiệp các các học trò gắn bó, cùng nhau hợp tác nghiên cứu, sáng tạo bền vững.

Các đại biểu đã nhất trí đánh giá cao những thành tựu mà giáo dục đại học đã nhận được từ chủ trương xây dựng các nhóm nghiên cứu và gắn kết đào tạo, nhất là đào tạo tiến sĩ với NCKH và nhóm nghiên cứu. Hội thảo cũng thống nhất nhận định những từ khóa để đảm bảo chất lượng đào tạo tiến sĩ có chất lượng đáp ứng chuẩn quốc tế.

Một là: đào tạo NCS phải là chính quy toàn thời gian tại cơ sở đào tạo;

Thứ hai, phải xem NCS là lực lượng nghiên cứu khoa học công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học vì vậy cần có chính sách học bổng, hỗ trợ kinh phí như sinh hoạt phí cho NCS yên tâm nghiên cứu.

Thứ ba là NCS cần có môi trường nghiên cứu, chính có nhóm nghiên cứu thì nghiên cứu sinh mới tiếp cận được trình độ quốc tế.

Thứ tư, nhóm nghiên cứu chính là tế bào của hoạt động đào tạo và NCKH, là mô hình gắn kết giữa đào tạo sau đại học với nghiên cứu. 

Bên cạnh đó, Nhà nước, các trường đại học cần thu hút nhân tài, thu hút đội ngũ giáo sư đầu ngành ở các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước về làm việc; thu hút nhiều người nghiên cứu trẻ, nhiều NCS tham gia – chính họ là nhân lực chủ chốt thực hiện ý tưởng của trưởng nhóm nghiên cứu. Để nhóm nghiên cứu hiệu quả, thành công, cần có cơ chế đầu tư thỏa đáng và dài hơi. Bên cạnh đó, các nhóm nghiên cứu phải tiếp cận được các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới, gắn với các nhân tố mới của CMCN 4.0 như các yếu tố thông minh và đổi mới sáng tạo, đó là những xu thế phát triển của các nhóm nghiên cứu trong thập niên tới.

Đại diện các trường đại học tham dự hội thảo

Hội thảo đã có hơn 20 báo cáo tham luận, hàng chục ý kiến phát biểu tham luận tại Hội thảo đến từ 40 cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam như: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Viện CNTT, Viện ĐBCL Giáo dục, Khoa Luật - ĐHQGHN, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Thái Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện KHCN Quân sự - Bộ Quốc phòng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Y Hà Nội, Học Viện Quân Y, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, …và đại diện Văn phòng Chương trình Khoa học Giáo dục, các giáo sư trưởng một số nhóm nghiên cứu mạnh tiêu biểu.

Các tham luận đã nêu ra những vấn đề thời sự của đơn vị liên quan đến nhóm nghiên cứu mạnh, đào tạo tiến sĩ cũng như các góp ý hoàn thiện Quy chế đào tạo tiến sĩ, quy định về ngoại ngữ, chuẩn đầu ra, chính sách hỗ trợ… Nhiều ý kiến mang tính định hướng để Bộ GD&ĐT có căn cứ và cơ sở để điều chỉnh hoàn thiện dự thảo Quy chế đào tạo tiến sĩ.

Chia sẻ những yếu tố để đào tạo tiến sĩ gắn kết nhóm nghiên cứu mạnh thành công mà các đại biểu quan tâm, GS.TS Nguyễn Văn Kim, Trưởng nhóm nghiên cứu Thương mại Châu Á, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN cho biết: để thúc đẩy phát triển nhóm nghiên cứu trước hết cần có định hướng nghiên cứu đúng nhằm đáp ứng được yêu cầu và gắn với chiến lược phát triển của quốc gia, gắn với mối quan tâm chung của quốc tế nhằm đáp ứng được yêu cầu lâu dài.

Hơn nữa để có nhóm nghiên cứu mạnh thì việc phát triển con người là yếu tố vô cùng quan trọng. Phải hướng dẫn ươm mầm và thu hút sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ năm thứ 2. Vừa đào tạo, vừa hướng dẫn, vừa kết nối để từng bước sinh viên tham gia giải quyết các vấn đề nghiên cứu lớn. Qua đó cũng gắn bó giữa thầy và trò, tạo nên sợi dây và niềm đam mê cho nhóm nghiên cứu trẻ phát huy hết khả năng khám phá và nghiên cứu.

PGS.TS Trần Thị Thanh Tú, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để đào tạo tiến sĩ thành công và đạt chuẩn quốc tế, yếu tố then chốt là chính sách thu hút GS nước ngoài, nghiên cứu sinh làm việc toàn thời gian và cần xây dựng nhóm nghiên cứu.

TS Nguyễn Đắc Trung, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường đại học Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh: “Nghiên cứu sinh phải thực sự là người làm tiến sĩ, coi đây là công việc của họ, để toàn tâm toàn ý, từ đó nhận được lại thành quả. Từ đây mới tạo nên động lực đúng đắn, thúc đẩy nghiên cứu sinh hoàn thành tốt công việc của mình”.

Thừa nhận vai trò của nhóm nghiên cứu trong cơ sở GDĐH và đào tạo tiến sĩ, bà Lê Yên Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên, Bộ KH-CN, cho biết, sắp tới Bộ sẽ đẩy mạnh triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

PGS.TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, thành lập những nhóm nghiên cứu là một trong những giải pháp của trường nhằm thu hút nghiên cứu sinh. “Nghiên cứu sinh không có nhóm nghiên cứu thì không có sự hỗ trợ. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi bao gồm GS, PGS, TS, Thạc sĩ, cử nhân và kỹ sư”.

Theo PGS Giang, thông qua các nhóm nghiên cứu, trường thu hút nhiều dự án để nghiên cứu giải quyết những vấn đề thực tiễn. Đồng thời, với cơ chế tự chủ, ngân sách cho phép trường hỗ trợ nghiên cứu sinh trong nghiên cứu khoa học, thưởng bài báo ISI,…

Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Quyền Vụ Trưởng Vụ Đại học đã trao đổi các vấn đề liên quan đến những định hướng cơ bản sửa đổi, hoàn thiện Quy chế đào tạo tiến sĩ lần này.

Theo Luật số 34 có hiệu lực đã giao quyền cho các cơ sở giáo dục đại học. Đây là phương tiện giúp các cơ sở đại học nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó có đào tạo tiến sĩ. Thông qua nhóm nghiên cứu và những yêu cầu của Quy chế đào tạo tiến sĩ, số lượng bài báo công bố quốc tế uy tín của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần so với cách đây 7 năm. Đây là bước phát triển mạnh về nghiên cứu khoa học và chúng ta đã chú trọng đến hội nhập hội quốc tế, hiệu quả kép từ xây dựng nhóm nghiên cứu và nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ. Qua số liệu thống kê cho thấy năng lực nghiên cứu khoa học của các trường đại học có sự phát triển khá mạnh. Ví dụ trong ASEAN, Việt Nam đứng số 1 về công bố quốc tế đối với lĩnh vực Toán học.

Cũng theo PGS Thủy, tới đây, việc sửa đổi Quy chế về tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ cần tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, những gì đã, đang triển khai tốt, còn phù hợp thì tiếp tục kế thừa và phát huy. Những gì còn bất cập và là rào cản thì cần rà soát lại để sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập với thế giới.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ sẽ có phương án báo cáo, trao đổi với Bộ Tài chính để xây dựng cơ chế chính sách cho NCS. Nếu NCS có học bổng thì họ sẽ chuyên tâm vào nghiên cứu khoa học hơn. Thông qua hội thảo này, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học và từ thực tiễn của các trường đại học, Bộ sẽ nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện các văn bản pháp quy, từ đó góp phần thiết thực phát triển nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học.

Theo VNU Media

Tác giả: Thùy Dương, ảnh Ngọc Tùng - VNU Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây