Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Biến đổi văn hóa - xã hội ở khu vực đô thị trong quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa

Thứ hai - 30/03/2015 02:03
Ngày 30/3/2015, hội thảo quốc tế với chủ đề “Biến đổi văn hóa – xã hội ở khu vực đô thị trong quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa” đã khai mạc tại Trường ĐHKHXH&NV.
Biến đổi văn hóa - xã hội ở khu vực đô thị trong quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa
Biến đổi văn hóa - xã hội ở khu vực đô thị trong quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa

Hội thảo có sự tham gia của GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV), PGS.TS Phạm Quang Minh (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV), Bà Kim Cleary (Tham tán Khoa học và Giáo dục, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội), Ông Nguyễn Văn Phong (Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hà Nội), GS.TS Paul James (Giám đốc Viện Văn hóa và Xã hội, Đại học Tây Sydney, Australia) cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.

Trong báo cáo đề dẫn, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) cho hay hội thảo này là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trao đổi nghiên cứu liên ngành về biến đổi văn hóa – xã hội tại đô thị. Hội thảo đã quy tụ hơn 70 báo cáo có chất lượng, tập trung vào nhiều nhiều chủ đề từ không gian địa lý tới sự biến đổi đa chiều trong các lĩnh vực đời sống xã hội như tôn giáo, văn hóa, tín ngưỡng và các thực hành văn hóa khác. Trong đó, Việt Nam là trọng tâm của các nhà khoa học tại hội thảo lần này. Hội thảo có mục tiêu tìm hiểu ba vấn đề lớn sau đây: 1) Quá trình đô thị hóa diễn ra thế nào ở các không gian thời gian, không gian khác nhau, 2) Giải pháp để những ngành khoa học xã hội và nhân văn có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong nghiên cứu về biến đổi văn hóa – xã hội và biến đổi đô thị nói chung, 3) Những giải pháp cần thiết để các nhà khoa học cùng nhau nghiên cứu về biến đổi đô thị và những vấn đề khác.

GS.TS Nguyễn Văn Khánh phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Trần Minh)

Chia sẻ những quan điểm trên của GS.TS Nguyễn Văn Khánh, trong báo cáo đề dẫn của mình, Bà Kim Cleary cho hay Việt Nam đã và đang chứng kiến những thay đổi lớn trong quá trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa trong 2 năm vừa qua. Những thay đổi này vừa là dấu hiệu của tiến bộ trong văn hóa, xã hội mà Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng muốn hướng tới, nhưng cũng đem lại nhiều khó khăn mà chúng ta phải giải quyết. Do đó mà Bà rất hoan nghênh Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức hội thảo “Biến đổi văn hóa – xã hội ở khu vực đô thị trong quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa” để đóng góp công tác nghiên cứu học thuật về những biến đổi văn hóa xã hội ở đô thị.

Bà Kim Cleary phát biểu tại lễ khai mạc (Ảnh: Trần Minh)

Trong phiên toàn thể sáng nay, hội thảo đã lắng nghe hai báo cáo là: Nghiên cứu gắn kết cho thế kỷ 21: Xử lý sự phức tạp (GS.TS Ien Ang – Đại học Tây Sydney, Australia), Biến đổi đô thị từ quan điểm toàn cầu: Các nguyên tắc tái thiết thành phố (GS.TS Paul James – Đại học Tây Sydney, Australia).

GS.TS Nguyễn Văn Khánh và PGS.TS Phạm Quang Minh chụp ảnh lưu niệm cùng các học giả sau phiên khai mạc (Ảnh: Trần Minh)

 Hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 30-31/3/2015 với các chủ đề chính sau đây

- “Đô thị hóa và di cư” với các tham luận chính như: Sự hòa nhập xã hội cuản gười di cưu tại các đô thị ở Việt Nam: Hướng đến một mô hình trợ giúp xã hội (PGS.TS Phạm Văn Quyết và TS. Trần Văn Kham), Di dân và biến đổi cơ cấu dân số - xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng Tây Nguyên (PGS.TS Hoàng Bá Thịnh), Sự phát triển của vành đai kinh tế Thái Bình Dương, đô thị hóa và di cư ở Nhật Bản sau Thế chiến II: Tiếp cận so sánh với trường hợp Việt Nam (GS.TS Tamaki Toshiaki)…

-  “Đô thị hóa và sinh kế” với các tham luận chính như: Một số vấn đề đô thị hóa ở ven đô Hà Nội (PGS.TS Nguyễn Văn Sửu), Phụ nữ Malaysia thu nhập thấp chống chọi với biến đổi đô thị thông qua những mạng lưới an ninh xã hội (GS.TS Suriati Binti Ghazali), Tiếp cận lối sống ở Hạ Long dưới góc nhìn không gian sinh tồn của cư dân đô thị ven biển (TS. Vũ Trường Giang và TS. Nguyễn Duy Hạnh).

- “Biến đổi xã hội” với các tham luận chính như: Thảm họa và sự tăng cường tính tộc người: Các tác nhân toàn cầu trong các giai đoạn quá độ của người Lisu ở Thái Lan (GS.TS Masao AYABE), Biến đổi giá trị về quan hệ xã hội của sinh viên trong đời sống đô thị hiện nay (TS.Trần Văn Kham, TS. Lưu Minh Văn và TS. Hoàng Văn Luân).

- “Biến đổi văn hóa và cuộc sống hằng ngày” với các tham luận chính như: Xe đạp trong văn hóa đô thị hiện nay ở Việt Nam (TS.Ashley Carruthers), Các phương tiện truyền thông đại chúng mới và sự biến đổi văn hóa-xã hội đô thị Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa (PGS.TS Đặng Thị Thu Hương), Đô thị hóa và biến đổi văn hóa hằng ngày ở Hà Nội (GS.TS Lương Hồng Quang).

-  “Môi trường và tính bền vững” với các tham luận chính như: Đồ nhựa ở Hà Nội: Biến đổi về tiêu thụ vật liệu và chất thải ở Việt Nam (GS.TS Gay Hawkins và TS. Minh Dương), Ứng phó của người dân nhập cư đối với ngập lụt ở Hà Nội (PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh), Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các đô thị ven biển để duy trì sự bền vững: lấy ví dụ cho Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam (GS.TS Mai Trọng Nhuận, NCS. Nguyễn Thị Hồng Huệ, PGS.TS Trần Mạnh Liêu).

Tác giả: Trần Minh, Video: Đình Hậu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây