Hội nghị đào tạo đại học không chính quy năm 2009 Trường ĐHKHXH&NV diễn ra ngày 22/5/2009 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các phòng ban, đại diện ban chủ nhiệm và trợ lí đào tạo không chính quy các khoa trong trường. PGS.TS. Phạm Gia Lâm và PGS. TS. Vũ Đức Nghiệu - Phó Hiệu trưởng chủ trì hội nghị.
Hội nghị đào tạo đại học không chính quy năm 2009 Trường ĐHKHXH&NV diễn ra ngày 22/5/2009 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các phòng ban, đại diện ban chủ nhiệm và trợ lí đào tạo không chính quy các khoa trong trường. PGS.TS. Phạm Gia Lâm và PGS. TS. Vũ Đức Nghiệu - Phó Hiệu trưởng chủ trì hội nghị.
Hiện nay, quy mô đào tạo tại chức của Trường ĐHKHXH&NV tương đối lớn với khoảng 4000 sinh viên tại chức, chuyên tu, văn bằng 2, trên 400 học viên các lớp ngắn hạn. Hàng năm, Nhà trường vẫn tổ chức đào tạo hệ này như một nhiệm vụ trọng tâm, với số lượng học viên theo chỉ tiêu quy định ở hầu hết các khoa trong trường, trên nhiều địa bàn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn. Không lạm dụng thương mại hoá trong đào tạo, với mục tiêu đặt uy tín và chất lượng đào tạo lên hàng đầu, Trường ĐHKHXH&NV thực hiện rất nghiêm túc quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tất các các khâu của đào tạo tại chức từ tuyển sinh, tổ chức và quản lí đào tạo, thi, kiểm tra cho đến cấp văn bằng, chứng chỉ.
Hiện nay, từ thực tế đào tạo, nhiều khó khăn cũng nảy sinh đối với hệ đào tạo tại chức của Nhà trường. Chỉ tiêu tuyển sinh tại chức ngày càng ít, năm 2003 là 1265 chỉ tiêu thì năm 2009 chỉ có 800 chỉ tiêu. Việc tuyển sinh đối với một số ngành gặp nhiều khó khăn do không có đủ số lượng hồ sơ dự tuyển. Có những ngành lực lượng cán bộ, nguồn tư liệu, giáo trình đầy đủ song khó tuyển sinh do nhu cầu xã hội không nhiều. Có những ngành nhu cầu xã hội nhiều nhưng lực lượng cán bộ lại mỏng nên khó mở rộng quy mô đào tạo. Loại hình đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ còn khiêm tốn do chỉ có một số ít đơn vị triển khai được như: khoa Du lịch học đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, khoa Khoa học quản lí với đào tạo sở hữu trí tuệ, khoa Thông tin Thư viện đào tạo nghiệp vụ Thông tin thư viện, bộ môn Khoa học Chính trị đào tạo giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh. Riêng loại hình đào tạo từ xa thì đến nay chưa thể triển khai được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
[img class="caption" src="images/stories/2009/05/22/hoinghitaichuc-large.jpg" border="0" align="left" width="320"/>Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến của đại diện các đơn vị trong trường chỉ ra những bất cập trong khâu quản lí và điều hành hệ tại chức như: sự chưa thống nhất về quản lí các lớp tại chức giữa các khoa; sự liên thông quản lí giữa khoa và phòng Đào tạo chưa thật hiệu quả; việc kiểm tra, thanh tra các lớp tại chức chưa thường xuyên; mức chi trả thù lao cho giáo viên hệ tại chức chưa hợp lí...
Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lí hệ tại chức, Trường ĐHKHXH&NV sẽ phải cân nhắc các phương án tuyển lựa, từ việc chọn đối tác phối hợp, chọn ngành nào để đào tạo tại chức cho đến việc đẩy mạnh các hoạt động quản cáo ra bên ngoài xã hội. Loại hình đào tạo từ xa đối với những ngành xã hội có nhu cầu sẽ được tập trung phát triển do những ưu điểm vượt trội so với loại hình khác: không hạn chế chỉ tiêu, thuận lợi cho người học và người dạy, hiệu quả về kinh tế cao. Loại hình đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ sẽ được khuyến khích phát huy. Đặc biệt, từ năm học 2009 - 2010, Nhà trường sẽ tổ chức đào tạo tại chức theo chương trình đã chuyển đổi sang tín chỉ của hệ chính quy.
Một vấn đề khác cũng được quan tâm trong hội nghị lần này là có nên thành lập một bộ phận riêng như khoa hay phòng đào tạo tại chức để đưa công tác này tập trung về một mối, đảm bảo sự thống nhất và tăng hiệu quả hoạt động?
Tác giả: thanhha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn