Thành phần tham dự cuộc họp, về phía đoàn đánh giá ngoài gồm có 5 thành viên: PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa - Trưởng đoàn; PGS.TS Đỗ Hạnh Nga - Thư ký; TS Nguyễn Kim Dung - Thành viên thường trực; ThS Lâm Tường Thoại - Thành viên; ThS. Đinh Tuấn Dũng - Thành viên; ngoài ra còn có ThS. Hồ Đắc Hải Biên - Tổ thư ký.
Về phía Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, thành phần gồm có, GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; cùng toàn thể hội đồng thành viên tự đánh giá theo quyết định của Nhà trường.
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa (Trưởng đoàn đánh giá) thông báo về các công việc đã thực hiện
Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, thay mặt đoàn đánh giá ngoài, gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường, các cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên sau đại học, cựu sinh viên, doanh nghiệp...đã hết sức hỗ trợ đoàn trong thời gian vừa qua.
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa chia sẻ: quy trình đánh giá toàn diện một trường đại học là một quy trình rất khó khăn, cần phải trao đổi nhiều lần mới có thể hoàn thiện được. Cuộc họp hôm nay chỉ là đợt họp cuối trong thời gian khảo sát, đánh giá chính thức tại trường. Sau phiên họp này, đoàn đánh giá ngoài sẽ viết báo cáo đánh giá ngoài và gửi dự thảo cho trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục để báo cáo. Đồng thời, Trưởng đoàn đánh giá cũng sẽ gửi bản dự thảo hoàn chỉnh gồm 61 tiêu chí đến Nhà trường. Sau khi nhận được bản đánh giá dự thảo hoàn chỉnh, Nhà trường sẽ có thời gian để nghiên cứu và gửi lại công văn phản hồi cho đoàn đánh giá ngoài. Sau khi nhận phản hồi bằng công văn, đoàn đánh giá ngoài sẽ xem xét và gửi lại thông báo cho cơ sở giáo dục các ý kiến của đoàn, và cuối cùng, đoàn sẽ chính thức gửi báo cáo đánh giá ngoài cho tổ chức kiểm định.
Sau phần phát biểu của mình, đoàn đánh giá ngoài đã tiến hành thông báo các công việc đã thực hiện; nêu lên các phát hiện của đoàn khi thăm và đánh giá trường trong 4 ngày vừa qua và cuối cùng là trình bày kết quả sơ bộ theo 10 tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn đều trình bày ba nội dung chính là điểm mạnh, những tồn tại và kiến nghị của đoàn đối với trường để cải thiện.
PGS.TS Trần Ngọc Liêu (Trưởng phòng Đào tạo) phát biểu tại buổi làm việc
Phản hồi về báo cáo của đoàn, PGS.TS Trần Ngọc Liêu, Trưởng Phòng Đào tạo Nhà trường bổ sung: Nhà trường có 23 ngành đào tạo - 29 chương trình đào tạo hệ chuẩn đơn và có 157 chương trình đào tạo bằng kép (ngành thứ 2). Cụ thể, 4 ngành đáp ứng nhu cầu xã hội được Nhà trường thiết kế với tổng tất cả các ngành còn lại trong Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Sinh viên Nhà trường ngoài học bất cứ ngành nào còn có thể học thêm 1 trong 4 ngành: Báo chí và truyền thông, Quốc tế học, Quản trị dịch vụ du lịch và Khoa học Quản lý. Bốn ngành này được thiết kế bằng thứ 2 với đại học ngoại ngữ của ĐHQGHN; ngoài ra còn có 2 ngành sử - văn có liên kết với ĐH Giáo dục.
Thiết kế này giống như bảng danh mục thực đơn, đưa ra cho sinh viên lựa chọn và càng ngày sinh viên càng đăng ký tăng thêm, PGS.TS Trần Ngọc Liêu nói.
Liên quan đến nhận xét của đoàn đánh giá về đăng ký môn học, PGS.TS Trần Ngọc Liêu cung cấp thêm về quá trình áp dụng đăng ký môn học tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Quá trình này có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, sinh viên rất vất vả, khổ sở do hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin còn kém ...Nhưng từ 2014 đến nay, đăng ký môn học đã thuận tiện hơn rất nhiều, hầu như sinh viên không có gì thắc mắc.
PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu tại buổi làm việc
Nhằm trao đổi thêm với đoàn đánh giá về mảng cơ sở vật chất và tài chính, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Nhà trườn chia sẻ: Về mảng cơ sở vật chất của Nhà trường, có những giá trị tài sản quá thời gian khấu hao mà chưa được thanh lý vì Nhà trường được thụ hưởng đa dạng nguồn tài sản, không chỉ từ các nguồn của trường mà còn có những nguồn tài trợ của các đại sứ quán, các tổ chức...Tất cả các tài sản do Nhà trường mua, đều tuân thủ rất chặt chẽ, hàng năm đều có tổng kiểm kê và thanh lý khi đến hạn, còn các nguồn tài sản khác, nhiều khi phục thuộc vào ý kiến của nhà tài trợ.
Về báo cáo kế hoạch và thu chi ngân sách tài chính của Nhà trường nhiều khi còn phụ thuộc vào nhiều bối cảnh khác nhau. Thường Nhà trường lập kế hoạch ngân sách tài chính thấp hơn so với nguồn thu thực tế, do nhà trường đang hướng đến hoạt động nguồn thu đa dạng, từ trung tâm, dịch vụ, công ty, thêm vào đó là nguồn thu từ lưu học sinh nước ngoài có sự thay đổi theo bối cảnh khách quan, khó có thể kiểm soát được.
TS. Hoàng Văn Luân (Trưởng phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học) phát biểu tại buổi làm việc
Đại diện phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học Nhà trường, TS Hoàng Văn Luân cũng đưa ra phản hồi sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học. Cho đến năm 2014, ĐHQGHN mới đưa ra các quy định rõ về sản phẩm của đề tài (cụ thể là các bài báo công bố phải ghi rõ là bài bó đó thuộc sản phẩm nào), từ thực tiễn đó, những đề tài đang thực hiện năm 2012-2013, đã có những bài báo đã đăng rồi và chưa kịp tuân thủ theo quy định này và dẫn đến kết quả, có những bài báo không có dấu ấn của đề tài.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Nhà trường đã đánh giá cao kết quả làm việc của đoàn đánh giá ngoài "Các thành viên trong đoàn dưới sự lãnh đạo của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa đã làm việc hết sức tích cực và chuyên nghiệp, cường độ cao, kết quả tốt".
GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu chỉ đạo
Những đánh giá về điểm mạnh, những tồn tại và trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị của đoàn đánh giá tương đối sát hợp với điều kiện của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN hiện nay. Trên cơ sở cung cấp thêm thông tin cho đoàn đánh giá tiếp tục cân nhắc, GS.TS Nguyễn Văn khánh nhấn mạnh tới một số điểm:
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã có nhiều lần xây dựng các quy định vê phân cấp quản lý trong trường. Cụ thể văn bản mới nhất ban hành năm 2015 dựa trên cơ sở các nghị định mới của chính phủ về hai ĐHQG. Ngoài ra còn có quy định về phân cấp quản lý và hướng dẫn quy trình hoạt động tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Về khối ngành KHXH&NV, kinh phí nghiên cứu khoa học của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có thể là đứng đầu cả nước, cụ thể trong thời gian 5 năm trong vòng từ 2010 đến 2015, Nhà trường đã triển khai khoảng 20 đề tài cấp Nhà nước, khoảng 14 đề tài thuộc quỹ nghiên cứu cơ bản (chưa tính đến các đề tài cấp cơ sở và ĐHQG). Như vậy, việc tăng thêm nguồn kinh phí khoa học để phù hợp với định hướng xây dựng đại học nghiên cứu trong tương lai sẽ rlà một bài toán khó.
Ban Giám Hiệu Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn đánh giá
Về đội ngũ cán bộ, do quy định của ĐHQGHN và do nguồn cung tiến sĩ khoa học xã hội không nhiều, thêm vào đó là các chính sách thu hút nhân tài của Nhà trường chưa đủ mạnh, nên một số tiêu chí về đội ngũ còn chưa đảm bảo.
Về việc số hóa tư liệu ở các khoa, Nhà trường cũng đã có chủ trương từ rất lâu, số hóa tất cả các tư liệu, nối mạng, để có thể truy cập ở bất cứ nơi nào nhưng vẫn chưa được ĐHQGHN phê duyệt. Hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định chung của ĐHQGHN.
Tác giả: Đình Hậu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn