Kết luận của hội đồng kiểm định chất lượng ĐHQGHN phiên họp thứ VIII (số 525/ĐBCL, ngày 04 tháng 02 năm 2010 do Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng KĐCL ĐHQGHN GS.TS Mai Trọng Nhuận kí), bao gồm kết luận về chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Ngôn ngữ học.
Ngày 09/01 – 10/01/2010, Hội đồng Kiểm định chất lượng - Đại học Quốc gia Hà Nội (HĐKĐCL ĐHQGHN) đã họp phiên thứ VIII mở rộng với nội dung sau:
* Thẩm định báo cáo tự đánh giá (TĐG) và báo cáo đánh giá ngoài (ĐGN) chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao (CNCLC) của Trường Đại học Kinh tế (ĐHKT), Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) và 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
(ĐHKHXH&NV).
* Thẩm định báo cáo TĐG và báo cáo ĐGN chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng (CNKHTN) ngành Vật lí của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN).
Chủ trì phiên họp: GS.TS. Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQGHN, chủ tịch Hội đồng KĐCL ĐHQGHN, Số lượng có mặt: 15, vắng mặt: 06 có lí do.
Thành phần mở rộng gồm các Trưởng/Phó các ban chức năng (không phải là uỷ viên Hội đồng), đại diện lãnh đạo các đơn vị đào tạo và Trung tâm TT-TV.
Sau khi nghe báo cáo tóm tắt của các Trưởng đoàn chuyên gia ĐGN, của các Hiệu trưởng các trường có chương trình được KĐCL, các ý kiến phản biện, thảo luận của Hội đồng và kết quả bỏ phiếu của các thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng đã kết luận:
I. Kết quả KĐCL 04 chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo CNCLC ngành Kinh tế đối ngoại
- Chương trình đào tạo CNCLC ngành Kinh tế đối ngoại của Trường ĐHKT đạt số phiếu 14/21 với 100% số tiêu chí đạt Mức 2 trở lên để đề nghị được cấp Chứng chỉ đạt Cấp độ 1 Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của ĐHQGHN;
- Trường ĐHKT cần khắc phục các điểm tồn tại như: mời các nhà tuyển dụng tham gia thiết kế chương trình đào tạo, cập nhật chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; bổ sung minh chứng về việc áp dụng CDIO trong phát triển chương trình đào tạo; đồng thời khắc phục những tồn tại và phát huy những điểm mạnh như đã nêu trong báo cáo đánh giá ngoài, các ý kiến phản biện và của Hội đồng;
- Trường ĐHKT cần chính thức đăng kí kiểm định chất lượng trong năm 2010 theo tiêu chuẩn KĐCL chương trình của AUN.
2. Chương trình đào tạo CNCLC ngành Sư phạm tiếng Anh
- Chương trình đào tạo CNCLC ngành Sư phamh tiếng Anh của ĐHNN đạt số phiếu 14/21 với 100% số tiêu chí đạt Mức 2 trở lên để đề nghị được cấp Chứng chỉ đạt Cấp độ 1 Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của ĐHQGHN;
- Trường ĐHNN cần thực hiện những điều chỉnh về: (1) đánh giá chuẩn đầu ra CNCLC ngành Sư phạm tiếng Anh bằng cả hai công cụ: theo IELTS về trình độ thông thạo tiếng Anh và theo TKT về trình độ giảng dạy ngoại ngữ; (2) tổ chức giảng dạy, quản lí Chương trình đào tạo CNCLC theo chuẩn AUN; đồng thời khắc phục những tồn tại cũng như phát huy những điểm mạnh như đã nêu trong báo cáo đánh giá ngoài, các ý kiến phản biện và của Hội đồng;
- Trường ĐHNN cần chuẩn bị để đăng kí KĐCL chương trình CNCLC ngành Sư phạm tiếng Anh theo tiêu chuẩn KĐCL chương trình đào tạo của AUN vào năm 2011.
3. Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Ngôn ngữ học
- Chương trình đào tạo CNCLC ngành Ngôn ngữ học của Trường ĐHKHXH&NV đạt số phiếu 14/21 với 95% số tiêu chí đạt mức 2 trở lên (chi tiết xem Phụ lục 4 kèm theo) để đề nghị được cấp Chứng chỉ đạt Cấp độ 1 Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của ĐHQGHN;
- Trường ĐHKHXH&NV cần khắc phục tồn tại như: trang bị cho sinh viên ngành Ngôn ngữ học về phương pháp nghiên cứu khoa học, các kĩ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và nâng cao cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; đồng thời khắc phục những tồn tạo, cũng như phát huy các điểm mạnh như đã nêu trong báo cáo đánh giá ngoài, ý kiến của các phản biện và của Hội đồng;
- Trường có kế hoạch để đăng kí KĐCL chương trình đào tạo CNCLC ngành Ngôn ngữ học theo tiêu chuẩn KĐCL của AUN.
4. Chương trình đào tạo CNKHTN ngành Vật lí
Sau khi nghe báo cáo của Trường đoàn ĐGN, ý kiến của Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN, các ý kiến phản biện, Hội động đã thảo luận và thống nhất kết luận: Trường ĐHKHTN cần thu thập thêm các minh chứng bổ sung và hoàn thiện báo cáo TĐG chương trình đào tạo CNKHTN ngành Vật lí, đảm bảo báo cáo TĐG phản ánh trung thực nhất những điểm mạnh và các tồn tại của Chương trình đào tạo để Hội đồng ra quyết định triển khai đánh giá ngoài lại. Hạn nộp báo cáo TĐG cho Thường trực Hội đồng: ngày 10 tháng 04 năm 2010.
II. Bài học kinh nghiệm triển khai tự đánh giá
Tại phiên họp VIII, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia KĐCLGD, GS.TSKH. Bành Tiến Long đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ĐHQGHN đi đầi trong KĐCL chương trình đào tạo tại Việt Nam thông qua việc KĐCL 03 chương trình CNCLC và 01 chương trình CNKHTN. Để thực hiện tốt hơn công tác KĐCL trong ĐHQGHN, Hội đồng đúc rút một số bài học kinh nghiệm về triển khai công tác KĐCL như sau:
1. Đối với các đơn vị đào tạo
- Khi viết báo cáo TĐG chương trình, các đơn vị đào tạo cần cung cấp đầy đủ minh chứng để được thừa nhận theo quy trình KĐCL về mức đạt theo các tiêu chuẩn KĐCL;
- Các đơn vị cần sử dụng nguồn lực chung của ĐGQHN khi viết báo cáo TĐG, cần mô tả rõ nét về các nguồn lực này để cung cấp cho các đơn vị liên quan, phục vụ công tác đào tạo và kiểm định chất lượng;
- Báo cáo TĐG cần mô tả kèm theo minh chứng về độ lan toả của chương trình đào tạo, cũng như mức độ chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu của xã hội;
- Đơn vị có chương trình KĐCL cần bố trí các đối tượng được phỏng vấn đảm bảo mang tính đại diện cho các thành phần của đơn vị;
- Thủ trưởng đơn vị đào tạo có chương trình KĐCL cần bố trí thời gian để làm việc với Đoàn ĐGN và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của Đoàn ĐGN;
- Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo đơn vị triển khai tự đánh giá các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, chương trình đạt trình độ quốc tế để tài tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng, tìm ra điểm mạnh, khắc phục những tồn tại của chương trình đào tạo; đảm bảo hiệu quả của tự đánh giá, không tốn kém kinh phí;
- Các đơn vị xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Các chuẩn đầu ra phải bao gồm những kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ, các yếu tố đặc thù của đơn vị và những kĩ năng mềm, kĩ năng sống cho sinh viên tốt nghiệp;
- Nghiên cứu mô hình Giám đốc và Điều phối viên chương trình đào tạo tiệm cận chuẩn quốc tế của Trường ĐHKT để áp dụng cho các chương trình đào tạo tại đơn vị mình.
2. Đoàn đánh giá ngoài và các phản biện
- Trong thành phần của đoàn ĐGN, ngoài vị trí Trưởng đoàn và thư kí theo quy định, cần có các chuyên gia chuyên ngành hẹp về các lĩnh vực liên quan của chương trình được KĐCL;
- Các phản biện báo các đánh giá ngoài cần có chuyên môn sâu về các lĩnh vực liên quan của chương trình đào tạo được KĐCL;
- Khi tiến hành đánh giá tại khuôn viên của đơn vị có chương trình được KĐCL, đoàn ĐGN cần phỏng vấn Thủ trưởng đơn vị (Hiệu trưởng hoặc Chủ nhiệm khoa trực thuộc) và Chủ nhiệm khoa có chương trình đào tạo được đánh giá;
- Việc chọn tập mẫu phỏng vấn cần đảm bảo tính đại diện cao để phản ánh khách quan, trung thực về đối tượng được KĐCL;
- Báo cáo ĐGN cần nêu rõ các minh chứng/các số liệu cụ thể để đưa đến các kết luận về Mức đạt của các tiêu chí KĐCL.
3. Trách nhiệm của Hội đồng Kiểm định chất lượng ĐHQGHN
- Giao Trung tâm ĐBCLĐT&NCPTGD trách nhiệm làm rõ và chính xác hoá các khái niệm, thuật ngữ trong các tiêu chí KĐCL;
- Trung tâm ĐBCLĐT&NCPTGD nghiên cứu cách khắc phục các vấn đề về 3 Cấp độ kiểm định chất lượng trong Quy định KĐCL hiện hành và gửi cho các uỷ viên Hội đồng để lấy ý kiến đóng góp;
- Các uỷ viên hội đồng KĐCL phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác KĐCL thông qua việc nghiên cứu sâu hồ sơ, tài liệu, báo cáo TĐG và báo cáo ĐGN về đối tượng được KĐCL trước khi đến phiên họp của Hội đồng.