01 MAR / 18:00 – HANOI: Hội thảo giới thiệu sách
Hội trường L’Espace
Vào cửa tự do
Dịch song song Pháp Việt
Diễn giả:
PGS. TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, nguyên Giám đốc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
PGS.TS. Vương Xuân Tình, Nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu, Trưởng Khoa Nhân học, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu
, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, trên nền tảng của chuyên ngành Dân tộc học có bề dày truyền thống nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng chính sách, một ngành khoa học Nhân học ở Việt Nam đã thành hình và đang không ngừng phát triển, thể hiện rõ là một ngành khoa học Nhân học mang bản sắc Việt Nam song cũng chia sẻ nhiều nét tương đồng với các truyền thống Nhân học ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặt Nhân học ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 và trong mối quan hệ tương tác với các truyền thống Nhân học trên phạm vi toàn cầu, cuốn sách Nhân học ở Việt Nam: một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào tạo là một tuyển tập gồm các bài viết của hơn 30 nhà Nhân học Việt Nam, Nhật Bản, Canada, Pháp trung làm rõ ba nội dung then chốt của ngành khoa học Nhân học ở Việt Nam.
Thứ nhất, cuốn sách này đưa các bạn độc giả trở về với lịch sử hơn 100 truyền thống của ngành khoa học nghiên cứu về con người, để thấy được những đóng góp to lớn và rất riêng của các nhà nhân học như Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Đức Từ Chi và Viện Viễn đông bác cổ Pháp…đối với sự hình thành và phát triển của chuyên ngành Dân tộc học theo truyền thống Dân tộc Pháp và truyền thống Dân tộc học Xô-viết, cũng như sự chuyển đổi từ Dân tộc học sang Nhân học ở Việt Nam trong mấy thập kỷ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, một nội dung quan trọng khác được cuốn sách làm rõ là thực trạng, vấn đề và triển vọng nghiên cứu của các chuyên ngành của ngành khoa học Nhân học, như Nhân học về giới, Nhân học chữ viết, Nhân học sinh thái, Nhân học tộc người, và các hướng nghiên cứu về sinh kế, di sản văn hóa, …ở Việt Nam.
Thứ ba, cuốn sách dành một phần quan trọng phân tích thực trạng đào tạo và giảng dạy Nhân học, nhận diện những khó khăn và thách thức, bàn thảo các giải pháp quảng bá, nâng cao chất lượng đào tạo Nhân học theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Tham dự hội thảo về cuốn sách này, các độc giả sẽ được nghe và có dịp trao đổi với các nhà Nhân học Việt Nam và quốc tế không chỉ về những nội dung của cuốn sách mà còn về ngành khoa học Nhân học ở Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và từ góc độ người trong cuộc cũng như dưới con mắt của một người ngoài cuộc.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn