Sáng 11/3/2009, GS.TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐHQGHN - cùng đại diện lãnh đạo các ban chức năng của ĐHQGHN đã có buổi làm việc tại Trường ĐHKHXH&NV về việc xây dựng và phát triển các ngành, liên ngành đào tạo mới và điều chỉnh tổ chức giảng dạy các môn học chung. GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Nhà trường - cùng đại diện lãnh đạo các phòng ban, một số khoa, bộ môn đã tiếp đoàn.
Sáng 11/3/2009, GS.TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐHQGHN - cùng đại diện lãnh đạo các ban chức năng của ĐHQGHN đã có buổi làm việc tại Trường ĐHKHXH&NV về việc xây dựng và phát triển các ngành, liên ngành đào tạo mới và điều chỉnh tổ chức giảng dạy các môn học chung. GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Nhà trường - cùng đại diện lãnh đạo các phòng ban, một số khoa, bộ môn đã tiếp đoàn.
[img class="caption" src="images/stories/2009/03/12/img_0434x.jpg" border="0" alt="GS.TS Mai Trọng Nhuận" title="GS.TS Mai Trọng Nhuận" width="280" height="187" align="right" ]Một trong những nội dung chính được thảo luận nhiều nhất tại buổi làm việc là điều chỉnh việc tổ chức giảng dạy các môn học chung như: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Giáo dục thể chất và Ngoại ngữ. Các ý kiến phát biểu đều ủng hộ chủ trương của lãnh đạo ĐHQGHN về việc thống nhất tổ chức và quản lí việc giảng dạy môn học chung để phát huy được tốt nhất vai trò chủ động trong quản lí, tránh chồng chéo về nhiệm vụ giữa các đơn vị. Mặt khác, thống nhất về một mối việc tổ chức và giảng dạy các môn học này sẽ tạo môi trường chuyên sâu để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên ở từng chuyên ngành. Điều này cũng phù hợp với chủ trương hiện nay của ĐHQGHN về việc xây dựng và hoàn thiện mô hình ĐHQGHN theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực mang tính hệ thống, liên thông, liên kết và thống nhất cao trong quản lí.
[img class="caption" src="images/stories/2009/03/12/img_0495x.jpg" border="0" alt="GS.TS Nguyễn Văn Khánh" title="GS.TS Nguyễn Văn Khánh" width="187" height="280" align="left" ]Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng bày tỏ những băn khoăn về việc thực hiện việc thống nhất tổ chức đào tạo các môn học chung vào thời điểm này sẽ gặp khá nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về nhân lực và về tổ chức quản lí. Những xáo trộn ấy rất có thể sẽ ảnh hưởng nhất thời đến tiến trình và chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, Trường ĐHKHXH&NV đã trình bày việc xây dựng và phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo mới hiện nay theo chủ trương đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo phục vụ nhu cầu thực tiễn của xã hội. Trong năm 2007 và 2008, Nhà trường đã trình ĐHQGHN 4 đề án về xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo bậc cử nhân: Việt Nam học, Nhân học, Tiếng Anh chuyên ngành và Tiếng Trung chuyên ngành.
Với chương trình đào tạo Việt Nam học, Nhà trường đề nghị ĐHQGHN tạo điều kiện để hoàn thiện cơ sở vật chất để triển khai tuyển sinh và tổ chức đào tạo cử nhân Việt Nam học từ năm 2010-2011; đồng thời cho tuyển cả sinh viên nước ngoài với hai hình thức chính quy dài hạn và liên kết quốc tế theo mô hình 2+2.
Với chương trình đào tạo ngành Nhân học, vào tháng 2/2009, ĐHQGHN đã giao cho Nhà trường tổ chức đào tạo cử nhân ngành học này và tuyển sinh từ năm học 2009-2010. Hiện các điều kiện để triển khai đào tạo đang được hoàn thiện thêm để phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ.
[img class="caption" src="images/stories/2009/03/12/img_0429x.jpg" border="0" alt="TS. Lâm Quang Đông - Chủ nhiệm BM Tiếng nước ngoài" title="TS. Lâm Quang Đông - Chủ nhiệm BM Tiếng nước ngoài" width="280" height="187" align="right" ]Tháng 9/2008, Trường ĐHKHXH&NV trình ĐHQGHN đề án mở ngành đào tạo cử nhân Tiếng Anh/Tiếng Trung chuyên ngành Du lịch học/Khoa học Quản lí. Để phù hợp với định hướng của ĐHQGHN về xây dựng và phát triển các ngành đào tạo mới, Nhà trường đề nghị chỉnh sửa 2 chương trình trên theo mô hình bằng kép: Du lịch/Khoa học Quản lí – Tiếng Anh/Tiếng Trung. ĐHQGHN sẽ tổ chức thẩm định đánh giá các chương trình này và cho phép nhà trường tuyển sinh từ năm học 2010-2011.
Nhà trường cũng đề nghị ĐHQGHN cho phép được trình đề án mở ngành đào tạo mới, gồm: Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học và thành lập Trung tâm Nghiên cứu Khổng Tử thuộc Trường ĐHKHXH&NV với sự hỗ trợ của Đại học Quảng Tây (Trung Quốc).
Ngoài ra, một số vấn đề khác cũng được trao đổi trong buổi làm việc với Giám đốc ĐHQGHN như: kinh phí cho chương trình 16+23; việc nâng cấp cơ sở vật chất, tạo thêm diện tích để mở mang phòng học, nơi làm việc tại các cơ sở của Trường...
Kết thúc buổi làm việc, GS.TS Mai Trọng Nhuận đã kết luận một số điểm cơ bản, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục ghi nhận và nghiên cứu tiếp những kiến nghị từ phía Trường ĐHKHXH&NV.
Tác giả: thanhha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn