1. Tên nhiệm vụ: Quản lý phát triển xã hội ở nước ta: Thực trạng, vấn đề đặt ra và định hướng chính sách
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ, các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học:
TT |
Họ và tên |
Học vị |
Cơ quan công tác |
1 |
Phạm Quang Minh |
GS.TS |
Trường Đại học KHXH&NV |
2 |
Phạm Ngọc Thanh |
PGS.TS |
Trường Đại học KHXH&NV |
3 |
Nguyễn Thị Thu Hường |
TS |
Trường Đại học KHXH&NV |
4 |
Đinh Xuân Lý |
PGS.TS |
Trường Đại học KHXH&NV |
5 |
Dương Xuân Ngọc |
GS.TS |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền |
6 |
Nguyễn Văn Thục |
ThS |
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển |
7 |
Trần Thị Minh Ngọc |
PGS.TS |
Học viện Chính trị Khu vực I |
8 |
Nguyễn Thị Thu Hà |
PGS.TS |
Trường Đại học KHXH&NV |
9 |
Hoàng Bá Thịnh |
GS.TS |
Trường Đại học KHXH&NV |
10 |
Đoàn Việt Hải |
ThS |
Trường Đại học KHXH&NV |
3. Mục tiêu:
3.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về quản lý phát triển xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, tham khảo mô hình, cách thức quản lý phát triển xã hội ở một vài nước, đề tài tập trung đánh giá toàn diện, cập nhật thực trạng xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta, từ đó đề xuất mô hình, định hướng chính sách và những giải pháp chủ yếu để quản lý tốt sự phát triển xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Các mục tiêu cụ thể:
- Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý phát triển xã hội, xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu quản lý phát triển xã hội Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu, đánh giá về vấn đề quản lý phát triển xã hội tại một số quốc gia trên thế giới để rút ra các bài học kinh nghiệm, các mô hình, giải pháp phù hợp với thực tiễn và định hướng quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam
- Đánh giá khách quan thực trạng quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế trên các phương diện thành tựu, hạn chế; chỉ rõ nguyên nhân của thành tựu, hạn chế, những vấn đề đặt ra và đúc kết các bài học kinh nghiệm trong quản lý phát triển xã hội cho thời gian tới.
- Làm rõ các yếu tố/ nhân tố tác động tới việc quản lý phát triển xã hội của nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế bao gồm cả yếu tố/ nhân tố khách quan và chủ quan, so sánh vai trò và sự thay đổi của các yếu tố/ nhân tố tác động đến quản lý phát triển xã hội tại Việt Nam.
- Dự báo các xu hướng phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội tại Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn năm 2030 trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
- Đề xuất mô hình định hướng chính sách, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
4. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý phát triển xã hội của một số nước trên thế giới.
- Thực trạng quản lý phát triển xã hội đối với việc giải quyết bất bình đẳng, phân cực giàu nghèo, phân tầng xã hội ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
- Thực trạng quản lý phát triển xã hội trong việc bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người và giải quyết xung đột xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
- Vai trò của Đảng, Nhà nước và cộng đồng đối với quản lý phát triển xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
- Những yếu tố tác động và xu hướng biến đổi của quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu đề xuất quan điểm định hướng chính sách trong quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
5. Thời gian thực hiện, tổng kinh phí thực hiện đề tài:
- Thời gian thực hiện: 36 tháng (1/2017-12/2019).
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 2.980.000.000 đồng.
Trong đó: Tổng kinh phí được giao khoán: 2.731.012.000 đồng.
Tổng kinh phí không giao khoán: 248.988.000 đồng.
6. Các sản phẩm của nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá và công nhận:
- Đang thực hiện.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn