Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Vì một ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xứng tầm cho tương lai !

Thứ năm - 29/08/2019 11:04
Hội nghị đại biểu công chức, viên chức và tổng kết năm học 2018-2019 của 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , ĐHQGHN diễn ra ngày 20/8 vừa qua. Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã dự, phát biểu và giao nhiệm vụ cho Nhà trường tại Hội nghị.
Vì một ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xứng tầm cho tương lai !
Vì một ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xứng tầm cho tương lai !

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Nhà trường đề cập đến bối cảnh đặc biệt của năm học: cả nước đang kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 74 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2/9. Trong lĩnh vực giáo dục, Quốc hội vừa thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) - văn bản pháp lý quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung và ĐHQGHN, Trường ĐHKHXH&NV nói riêng. Trong năm học 2019-2020, Trường ĐHKHXH&NV sẽ có hai sự kiện quan trọng, đó là kỷ niệm 75 năm truyền thống của Trường và Đại hội Đảng bộ trường lần thứ 28.

Bên cạnh đó, Nhà trường đang đối mặt với nhiều thách thức: xu thế tự chủ đại học, sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường đại học trong nước, xu thế hội nhập và quốc tế hoá mạnh mẽ trong giáo dục đại học, xu thế xếp hạng đại học để khẳng định uy tín và thương hiệu trong khu vực và trên thế giới. Những xu thế này đang tác động trực tiếp đến định hướng phát triển của Trường, đòi hỏi đội ngũ cán bộ trường phải suy ngẫm, phải thực sự đổi mới trong tư duy và hành động để tìm ra con đường đi đúng đắn cho Nhà trường trong hiện tại và tương lai.  

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn

Hội nghị cũng nghe GS.TS Nguyễn Văn Kim - Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Nhà trường trình bày những kết quả đạt được trong năm học 2018-2019 và những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học tới. Theo đó, năm học vừa qua, hoạt động đào tạo vẫn giữ vững chất lượng, có những thành công trong hoạt động tuyển sinh và mở được các CTĐT mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Có 04 CTĐT mới được tuyển sinh trong năm gồm: Nhật Bản học, Khoa học Quản lý CLC, Báo chí CLC, Quản lý thông tin CLC. Ở bậc thạc sỹ, có 01 CTĐT được ban hành và giao nhiệm vụ đào tạo là Quản lý văn hóa, 01 CTĐT đã thẩm định cấp ĐHQGHN là Quản trị báo chí truyền thông, 04 CT ĐT liên kết với Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) đang trong quá trình xây dựng. Bậc tiến sĩ đã hoàn tất chuyển đổi và ban hành 30 CTĐT tiến sĩ theo Quy chế 4555 của ĐHQGHN.

Về hoạt động khoa học, Trường tổ chức thành công 24 hội thảo, hội nghị khoa học, trong đó có 15 hội thảo quốc tế. Các hội thảo, tọa đàm được đổi mới mạnh mẽ theo hướng gắn liền với công bố quốc tế hoặc thảo luận về những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình lịch sử dân tộc, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ cán bộ khoa học của trường đang chủ trì và tổ chức triển khai 20 đề tài cấp Nhà nước, 07 đề tài thuộc Quỹ Khoa học và Công nghệ quốc gia.

Về công tác cán bộ, số lượng GS/PGS của Trường tăng lên 108, chiếm tỷ lệ 28,1% tổng số cán bộ khoa học. Trường có 130 cán bộ học sau đại học, trong đó có 21 cán bộ đang được đào tạo ở nước ngoài. Năm học 2018-2019, có 27 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Hiện tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ tiến sĩ đạt 66,8% tổng số cán bộ khoa học.

Lĩnh vực hợp tác và phát triển có những dấu ấn: ký mới và gia hạn 26 văn bản hợp tác với các đối tác quốc tế; tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác và dự án quốc tế; cử 251 lượt sinh viên đi học tập, giao lưu văn hoá tại nước ngoài và tiếp đón gần 1000 sinh viên và nhà khoa học đến trao đổi khoa học, nghiên cứu tại trường. Trường cũng tổ chức thành công khoá học mùa hè cho sinh viên nhiều trường đại học quốc tế như Meiji, Senshu (Nhật Bản), Zurich (Thuỵ Sĩ), Trùng Khánh (Trung Quốc), Prince of Songkla, Silpakorn (Thái Lan)...

Về hoạt động đảm bảo chất lượng, có 03 CTĐT được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác hậu kiểm định chất lượng có những bước tiến với việc các đơn vị đào tạo đã tích cực xây dựng kế hoạch, triển khai cải tiến chất lượng theo khuyến nghị của các đoàn đánh giá.

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã ghi nhận những điểm sáng trong bức tranh tổng thể của Trường ĐHKHXH&NV năm học vừa qua trên các lĩnh vực: tuyển sinh, đổi mới đào tạo, gia tăng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có trình độ, NCKH có nhiều khởi sắc, đời sống cán bộ viên chức được nâng cao....          

Nhưng Giám đốc ĐHQGHN cũng đề nghị cần có sự chuẩn bị về chiến lược và kế hoạch thật chu đáo, vẹn toàn cho một giai đoạn phát triển mới của Nhà trường sắp tới. Đó cũng là thời điểm mà khoa học xã hội và nhân văn đứng trước những cơ hội và kỳ vọng - khi mà những vấn đề về con người, văn hoá và phát triển trong một xã hội công nghệ và chuyển động số đang đặt ra những bài toán lớn cho quốc gia và cho nhân loại.          

Sự chuẩn bị đầu tiên và trước hết là trên phương diện tư tưởng, tinh thần – đó là phải có sự thống nhất, đoàn kết trong tập thể để xác định một hướng đi, một triết lý phát triển đúng hướng. Sự chuẩn bị thứ hai là về chiến lược và kế hoạch phát triển nhưng phải đặt trong một tầm nhìn quốc tế, quốc gia và bối cảnh nhu cầu lớn của xã hội về các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Sự chuẩn bị thứ ba là về mô hình phát triển, mô hình tổ chức và quản trị, trong đó đặt trọng tâm vào vấn đề con người. Sự chuẩn bị về đội ngũ rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Giám đốc Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh đến sự cấp thiết phải đầu tư cho công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và phải coi đây là câu chuyện sống còn của một trường đại học. Để làm được điều đó, Nhà trường phải quyết tâm và có những giải pháp đột phá, cụ thể, thậm chí phải đầu tư và đặt hàng đến từng nhóm nghiên cứu, cá nhân có tiềm năng. Hiện nay, nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở quy mô quốc gia đang ngày càng khan hiếm, nhiều nhiệm vụ lớn đặt ra ngày càng khó tìm được người thực thi... Trong khi đó, những nhiệm vụ khoa học lớn mà Nhà trường thực hiện những năm qua đã nhận được sự ủng hộ của nhà nước và xã hội. Thành công ấy cũng phản ánh tiềm năng khoa học còn dồi dào chưa được khai thác hết của Nhà trường.

Về đào tạo, Giám đốc đề nghị trong 5 năm tới, Nhà trường cần tiếp tục công tác quy hoạch và định hướng phát triển các ngành đào tạo, trong đó tập trung vào những hướng đi mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà trường phải tìm được chỗ đứng của mình trong nhu cầu đào tạo nhân lực cho xã hội trong những năm tới. Về triết lý đào tạo, hoạt động đào tạo phải hướng tới cung cấp những kiến thức căn bản, nền tảng nhưng phải rèn sự thích ứng, khả năng ứng phó và tự điều chỉnh của người học để thích nghi với thị trường lao động và xã hội đang thay đổi rất nhanh.

Trong 5 trọng tâm công tác của năm 2020 của ĐHQGHN, hoạt động đổi mới giảng dạy sẽ là một chủ trương, một hướng đi cần được lan toả sâu rộng trong đội ngũ cán bộ. Trường ĐHKHXH&NV cần tiên phong đi đầu và tiếp tục đẩy mạnh xu hướng này. Đổi mới giảng dạy trong ĐHQGHN sẽ dựa trên nền tảng sở hạ tầng, dữ liệu và hệ thống vận hành số; cùng với triết lý đào tạo cá thể hóa và áp dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy. Chủ trương này phải được triển khai với một quyết tâm sắt đá của cả đội ngũ, góp phần tạo sinh khí mới trong hoạt động đào tạo.

Trong xu thế tự chủ đại học đã đến rất gần, ĐHQGHN lựa chọn và xác lập quyền của chuyên môn, của khoa học sẽ là giá trị căn cốt của tự chủ. Quyền lợi và tiếng nói chuyên môn của các nhà khoa học phải là quyền lợi cốt lõi và cao nhất phản ánh tự chủ đại học chứ không phải các quyền hành chính khác.

Trên cơ sở những định hướng, gợi mở và giao nhiệm vụ trên, Giám đốc Nguyễn Kim Sơn chúc Trường ĐHKHXH&NV sẽ có những bước chuyển mình đột phá để xây dựng Nhà trường xứng tầm với vai trò, vị thế, tiềm năng và kỳ vọng mà ĐHQGHN và xã hội dành cho.

Tác giả: Thanh Hà, Ngọc Tùng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây