Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Tiêu chí đạt chuẩn quốc tế cho KHXH&NV

Thứ hai - 25/06/2012 09:34
Tiêu chí đạt chuẩn quốc tế cho KHXH&NV
Tiêu chí đạt chuẩn quốc tế cho KHXH&NV
Trong việc xây dựng các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế thuộc Nhiệm vụ chiến lược (NVCL) của ĐHQGHN, các ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) được xác định có những đặc thù riêng. Việc đưa ra các tiêu chí đạt chuẩn quốc tế cho các ngành/chuyên ngành KHXH&NV là cần thiết để triển khai thành công NVCL trong thực tiễn. Xung quanh vấn đề này, một số nhà khoa học đã chia sẻ quan điểm của mình. * GS.NGND Vũ Dương Ninh - nguyên Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV: muốn đạt chuẩn quốc tế phải tiếp cận được hệ thống lí thuyết hiện đại Trong thời kì hội nhập hiện nay, KHXH&NV cũng như mọi khoa học (KH) khác cần phải hướng tới việc đạt chuẩn quốc tế. Hội nhập quốc tế là để nâng tầm đại học của mình lên; mở rộng cơ hội học tập và hội nhập cho chính sinh viên của mình vào hệ thống giáo dục và nghiên cứu của thế giới; tiếp thu những cái mạnh về KH của thế giới nhưng cũng để phát huy những sắc thái riêng của nền KH nước nhà. Khi đã hội nhập thì dứt khoát mình phải đạt đến một chuẩn quốc tế nhất định. Bởi vậy, nếu đặt vấn đề là có cần thiết phải đạt chuẩn quốc tế không cho KH, trong đó có KHXH&NV thì câu trả lời là: cần và rất cần!

Quả thực là rất khó để xây dựng một bộ tiêu chí đạt chuẩn quốc tế cho KHXH&NV, nhưng theo tôi, bất cứ một KH nào muốn đạt chuẩn quốc tế, trước hết cần thể hiện được tính cơ bản và hệ thống, trong sự tương thích với KH thế giới. Bởi đó là nền tảng quan trọng nhất mà tất cả các ngành KH đều cần có. Trên cái nền cơ bản ấy, yếu tố thứ hai cần tính đến là tính hiện đại, tức là tiếp nhận cái mới, điều này càng đặc biệt quan trọng trong thời đại văn minh thông tin hiện nay. Thứ ba là tính sáng tạo, có thể là những sáng tạo mang tầm quốc tế, đóng góp được vào kho kiến thức chung của thế giới, như trường hợp Ngô Bảo Châu chẳng hạn; hoặc là những sáng tạo vận dụng giải quyết trong hoàn cảnh cụ thể và thực tiễn của Việt Nam. Vậy giải pháp nào để thực hiện được việc đạt chuẩn quốc tế cho giáo dục và KH ? Trước hết, chúng ta phải “giải phóng” được vấn đề ngoại ngữ. Ngoại ngữ phải được dùng một cách thành thạo và hiệu quả như một công cụ giúp chúng ta trao đổi thông tin, đối thoại được với đồng nghiệp quốc tế. Trước đây, việc giảng dạy và học ngoại ngữ ở nước ta bị lệ thuộc vào biến động chính trị. Dưới thời thuộc địa thì học tiếng Pháp, sau đó là tiếng Nga, rồi từ những năm 90 trở đi, chúng ta mới chuyển sang tiếng Anh. Ngoại ngữ của chúng ta dạy rất tốt ở các trường chuyên ngữ hoặc các ngành đối ngoại, còn đào tạo mặt bằng chung thì vẫn chưa đạt được chuẩn. Sinh viên học ngoại ngữ, mất rất nhiều thời gian và công sức nhưng không hiệu quả, không sử dụng được.. Thứ hai là kĩ năng sử dụng máy tính và internet. Thứ ba là nắm vững các vấn đề về phương pháp: phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phương pháp làm việc nhóm... Trong các tiêu chí đạt chuẩn quốc tế của các ngành KHXH&NV, theo tôi, quan trọng nhất là phải tiếp cận được hệ thống lí thuyết hiện đại. Các ngành học phải được xây dựng trên cơ sở một hệ thống lí thuyết hiện đại, cập nhật với thế giới. Đây cũng là một điểm yếu của chúng ta hiện nay. Một trong những tiêu chí nữa là số bài nghiên cứu KH đăng trên tạp chí quốc tế. Nhưng cũng cần có sự phân biệt, trong khi các ngành KHTN quan tâm hơn đến các công bố quốc tế thì KHXH&NV với những đặc thù riêng của mình cần tính đến: các nghiên cứu ấy có giải quyết được các vấn đề thực tiễn của chính Việt Nam hay không ? * GS.NGND Đinh Văn Đức - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương, Trường ĐHKHXH&NV: xây dựng các tiêu chí vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa thể hiện những sáng tạo, đặc thù của Việt Nam Vì KH là một lĩnh vực, một địa hạt riêng nên nó cũng có các nguyên tắc, quy trình được chuẩn hoá ở tầm quốc tế, tức là những giá trị phổ niệm cho tất cả các nơi, các nước, các địa hạt dù là KHXH hay KHTN. Nói đến KH là phải nói đến: tính cơ bản, tính hiện đại và tính sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc tính phổ quát thì vẫn có các vấn đề địa phương thuộc về từng địa hạt, khu vực, quốc gia, dân tộc… nên nguyên tắc chung của KH lại được “nội địa hoá” ở từng địa hạt, ở từng khu vực nhưng vẫn phải đảm bảo 3 yêu cầu trên. KHXHNV cũng phải thể hiện đầy đủ những đặc tính trên của KH nhưng KHXH&NV cũng có tính đặc thù vì gắn với XH, với con người. Mà XH thì có đặc thù riêng về quốc gia, dân tộc, cơ chế hoạt động... Do vậy, chúng ta có chuẩn mực quốc tế nhưng cũng có những chuẩn mực quốc gia. Chuẩn mực quốc tế vẫn phải là cái chung còn chuẩn quốc gia phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi, là những quy luật nhưng được cụ thể hoá hơn. Với cách đặt vấn đề như thế thì KHXH&NV ở nước nào cũng phải đạt phấn đấu đạt chuẩn quốc tế. Chuẩn mực này cũng biến thiên theo thời gian. Chuẩn KHXH&NV hiện nay phải gắn với thông tin toàn cầu, CNTT, gắn với liên ngành, liên thông…

Khi xây dựng những tiêu chí đạt chuẩn quốc tế cho các ngành KHXH&NV cần tính đến việc vừa phải đạt được những nguyên tắc chung của KH vừa đạt đến tiêu chí riêng của KHXHNV, tiêu chí của từng chuyên ngành; vừa thể hiện cái sáng tạo đặc thù của Việt Nam nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Có những tiêu chí có thể nhìn thấy ngay: tính hiện đại, tính chính xác nhưng cũng có những tiêu chí phải làm rõ như chuẩn ngoại ngữ ... ĐHQGHN là trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, định hướng nghiên cứu nên việc xây dựng các chuẩn này là rất cần thiết. Nhưng tôi cho là không nên quá nóng vội, mà phải có chiến lược dài hơi, có kế hoạch từng bước. Theo tôi, nên xây dựng bộ tiêu chí chuẩn quốc tế cho các chương trình Nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn trước mắt, giai đoạn thí điểm khác với giai đoạn mở rộng, tiêu chuẩn cho cấp cử nhân khác tiêu chuẩn cho đào tạo sau đại học.... Những bộ chuẩn này cần phải rất chi tiết, trong đó chuẩn đầu ra là rất quan trọng, phải rất thiết thực với trình độ XH, KH Việt Nam hiện nay. Về các giải pháp để thực hiện việc đạt chuẩn quốc tế trong KHXH&NV, đối với ĐHQGHN, một là phải xác định rõ 2 chuẩn: chuẩn đào tạo và chuẩn tập sự nghiên cứu. cho sinh viên và học viên sau đại học Thứ hai, phải cung cấp thông tin thường xuyên và giảng dạy cho sinh viên những kiến thức hiện đại. Thứ ba, phải gắn những tri thức đó với thực tiễn Việt Nam. Các giải pháp thứ cấp là: nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, hệ thống thư viện (cung cấp thông tin khoa học, học liệu…), tạp chí khoa học... Đối với thầy phải có công bố KH quốc tế, học trò phải có công bố KH trong nước. Đặc biệt, phải coi trọng việc giáo dục kĩ năng: kĩ năng chuyên ngành, kĩ năng mềm, kĩ năng sống… * TS. Hoàng Anh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV: Tiêu chí chuẩn quốc tế phải có tính đồng bộ cho cả quy trình đào tạo Một cách đơn giản, chuẩn quốc tế trong khoa học là những hệ giá trị chuẩn mực mà bất kì một ngành khoa học nào cũng phải hướng đến nếu muốn được cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận chất lượng chuyên môn của mình. KHXH&NV là một bộ phận hữu cơ của nền khoa học nói chung nên đương nhiên cũng có những chuẩn mực mang tính quốc tế, dù không thể không xét đến tính đặc thù cao của một số chuyên ngành nhất định. Ở nước ta, trong bối cảnh của quá trình hội nhập toàn cầu mạnh mẽ hiện nay, các ngành đào tạo thuộc khối KHXH&NV cũng cần nhìn nhận đúng và kịp thời về các hệ giá trị chuẩn quốc tế để tránh bị tụt hậu quá xa so với các nền KHXH&NV tiên tiến trên thế giới vốn đang phát triển rất nhanh thời gian gần đây. Để làm được điều đó, đương nhiên chúng ta phải nghĩ đến những tiêu chí chuẩn quốc tế có tính đồng bộ cho cả quy trình đào tạo, bao gồm từ chuẩn đầu vào (các điều kiện về văn bằng chuyên môn, kết quả nghiên cứu khoa học, kĩ năng ngoại ngữ…) đến chuẩn chương trình đào tạo (quản lí đào tạo chuyên nghiệp; hệ thống cơ sở vật chất hiện đại; chương trình đào tạo tiên tiến; thúc đẩy hợp tác đào tạo quốc tế; chú trọng thúc đẩy ngoại ngữ học thuật để người học có thể chủ động hợp tác quốc tế nhằm phát triển chuyên môn; xây dựng môi trường đào tạo mang tính quốc tế để thu hút các nhà khoa học trên thế giới đến thỉnh giảng và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho người học được …), chuẩn đầu ra (nhân lực có trình độ chuyên môn cao và kĩ năng ngoại ngữ tốt, có khả năng nghiên cứu độc lập, làm việc theo nhóm và hợp tác quốc tế; văn bằng được cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận…). Việc ĐHQGHN thí điểm xây dựng 03 chương trình đào tạo KHXH&NV đạt chuẩn quốc tế trong khuôn khổ NVCL được đánh giá là giải pháp mang tính đột phá để hướng đến mục tiêu nói trên. Trên cơ sở đánh giá kết quả của các chương trình nói trên, trong thời gian tới, ĐHQGHN nên mở rộng đối tượng các ngành đào tạo thuộc khối KHXH&NV theo hướng ưu tiên cho các ngành cận kề chuẩn quốc tế, đồng thời chú trọng đầu tư nhân - vật lực cho các chương trình đào tạo để có thêm nhiều ngành đạt chuẩn quốc tế trong những năm tới.

Tác giả: thanhha

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây