Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

Ngôn ngữ      

Giáo sư Hà Minh Đức với Khoa Văn học

Thứ bảy - 29/08/2015 04:43
Tháng Năm này (5/2015) là sinh nhật lần thứ 80 của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức, người thầy đáng kính, nhà nghiên cứu văn học hàng đầu, cây bút lý luận - phê bình, nhà báo, nhà thơ… có nhiều đóng góp lớn lao trong đời sống văn hóa, văn nghệ, khoa học và giáo dục của đất nước. Trước khi chính thức là giảng viên tại Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Văn học, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu , Đại học Quốc gia Hà Nội (1960 - 2005), giáo sư Hà Minh Đức từng tham gia giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội (1957-1960). Từ 1990 đến 2003, ông còn tham gia giảng dạy và quản lí tại Khoa Báo chí, không những thế còn trực tiếp viết báo, là Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc đào tạo hàng chục thế hệ, với hàng ngàn sinh viên thuộc các chuyên ngành báo chí và ngữ văn cho đất nước.
Giáo sư Hà Minh Đức với Khoa Văn học
Giáo sư Hà Minh Đức với Khoa Văn học

Dù từng làm nhiều công việc ở nhiều cương vị khác nhau, đóng góp lớn nhất của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Mính Đức chủ yếu vẫn là trong lĩnh vực văn chương và tại Khoa Văn học. Trong hàng ngàn sinh viên của suốt 59 khóa đào tạo tại Trường ĐHKHXH&NV, cũng như Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, có rất nhiều người là học trò trực tiếp hoặc gián tiếp của thầy, thậm chí có không ít người nhận được sự chỉ giáo, hướng dẫn của thầy từ khi còn là cử nhân đại học đến lúc là nghiên cứu sinh tiến sĩ. Cũng có người may mắn được trực tiếp nghe thầy giảng bài, một số khác chỉ được thụ giáo thầy qua qua sách vở, công trình thầy viết, có người chỉ kịp nghe thầy giảng một buổi duy nhất trong đời sinh viên của mình, ngay ngày hôm sau đã phải rời giảng đường tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước…, nhưng tất cả họ về sau đều đã trưởng thành, cứ mỗi lần nhắc đến người thầy một thuở của mình họ đều hết sức trân trọng, ngưỡng mộ.

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức là Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1987-1988); Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) (1990-2000); Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học (1995 - 2003).

Ảnh: Bùi Tuấn

PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện, nguyên sinh viên Khoa Văn khóa VIII (1963 - 1967) viết trong hồi tưởng: “Thầy Đức vừa là chủ nhiệm, vừa dạy môn Lý luận văn học và các chuyên đề về Văn học Việt Nam hiện đại. Những buổi thầy lên lớp, chúng tôi đến dự rất đông đủ, hào hứng, không chỉ vì thầy là chủ nhiệm lớp mình, mà cái chính là chúng tôi rất thích các môn học do thầy dạy. Thầy dạy dễ hiểu, dễ nhớ, nhẹ nhàng và sinh động. Các khái niệm lý luận công cụ được khái quát trừu tượng, nhưng thầy đã lồng vào những ví dụ minh họa trực tiếp rút ra từ thực tiễn văn học Việt Nam và thế giới”.

Thầy hướng dẫn sinh viên làm báo cáo khoa học, làm tiểu luận, niên luận, khóa luận tốt nghiệp, hướng dẫn học viên cao học làm luận văn Thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án Tiến sĩ, với bất cứ học trò nào Thầy cũng tận tình, chu đáo, chỉ bảo cụ thể, chỉnh sửa hợp lý để đạt tới sự hoàn thiện. Trong số 25 Tiến sĩ do thầy hướng dẫn có bốn người thuộc bộ môn Lý luận văn học, nơi thầy từng tham gia phụ trách nhiều năm. “Tình cảm Thầy dành cho mỗi người tuy khác nhau, nhưng có một điểm không khác nhau Thầy dành cho họ, đó là sự vun đắp, giúp đỡ, là tính trách nhiệm trong đó có cả tình thương yêu của một người Thầy. Ở Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ không có bộ môn nào mà gần như cả trăm phần trăm cán bộ được đào tạo giờ trở thành trụ cột, chỉ do duy nhất một ông Thầy hướng dẫn, như ở Bộ môn Lý luận văn học” - giảng viên Trần Hinh (Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ.

GS.NGND Hà Minh Đức được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về KH-CN năm 2000 cho cụm công trình về Văn học Việt Nam hiện đại và lý luận văn học; Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH-CN năm 2010 với cụm công trình sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hoá, văn nghệ Việt Nam. 

Suốt cuộc đời một người thầy, Giáo sư Hà Minh Đức miệt mài với hai công việc chính: giảng dạy và nghiên cứu. Với thầy, nghiên cứu trước hết cũng là để hỗ trợ cho giảng dạy, nhưng nhiều công trình nghiên cứu của thầy đã đạt tới giá trị học thuật tầm vóc. Thật khó có thể hình dung thời gian biểu làm việc của thầy, khi thầy vừa giảng dạy vừa làm công việc quản lý lại vừa phải đọc các tài liệu tham khảo để viết ra nhiều trang sách đến như vậy. Hơn 40 đầu sách thầy viết hướng tới nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa, văn nghệ. Có những vấn đề lớn: C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ; Khảo luận văn chương; Nhà văn và tác phẩm; Thời gian và trang sách; Văn chương tài năng và phong cách; Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca; Một thời đại trong thi ca; Văn học Việt Nam hiện đại; Thơ ca chống Mỹ cứu nước… Có những tác giả, tác phẩm cụ thể: Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà thơ lớn của dân tộc; Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tố Hữu - cách mạng và thơ; Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc; Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê; Nguyễn Đình Thi - chim phượng đến từ núi; Chế Lan Viên - hoa mọc trên đá; Anh Thơ - bông hoa đồng nội… Thầy làm Tổng chủ biên bộ sách Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XX, bộ sách Về tác gia tác phẩm (36 tác giả lớn trong văn học Việt Nam). Những công trình nghiên cứu của thầy, những trang sách thầy dồn hết trí lực và tâm huyết, đã là nguồn sáng đầy năng lượng trí tuệ và năng lượng cảm xúc soi rọi hành trình đi tới tương lai của bao thế hệ sinh viên văn khoa.

GS.NGND Hà Minh Đức là người thầy lớn của nhiều thế hệ sinh viên, học viên ngành Văn học và Báo chí/Ảnh: Bùi Tuấn

Trong cuộc sống đời thường, giáo sư Hà Minh Đức là người giản dị, khiêm nhường, hòa đồng, thân thiện với tất cả mọi người. Nhiều thế hệ học trò khoa Văn trưởng thành từ cái nôi Tổng hợp, nay đang công tác tại khoa và trường đều nhận được từ thầy những bài học chuyên môn, cuộc đời nhẹ nhàng mà sâu sắc: “Ở Khoa Ngữ văn của chúng tôi, hầu hết cán bộ hiện nay đều hoặc là học trò trực tiếp hoặc được thầy hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình học tập và làm khoa học đều cảm nhận được rằng: với thầy Đức, nói chuyện vui, chuyện không liên quan gì đến chuyên môn, văn chương cũng đều là những chuyện đời, cũng là một cách trao đổi thông tin, một cách học và rất có ích cho công việc. Rất nhiều điều thầy nói, tưởng chừng bâng quơ, về nhà nghĩ lại mới thấy sao thầy nói ra điều đó khéo thế, nhẹ nhàng thế và cũng sâu sắc thế” - chia sẻ của PGS. TS Phạm Quang Long, Khoa Văn học. “Không chỉ là người đỡ đầu về khoa học, thầy Hà Minh Đức còn là một hình mẫu sinh động để chúng tôi học hỏi về phép đối nhân xử thế, về khả năng dung hòa các mối quan hệ, khả năng “hài hước hóa” những chuyện nghiêm trọng, khả năng làm dịu bớt bầu không khí quá căng thẳng của những cuộc họp hành, bầu bán…” - chia sẻ của PGS. TS Lý Hoài Thu (Khoa Văn học).

Suốt gần 60 năm đứng ở giảng đường đại học với trên 40 cuốn sách đóng góp cho đời, cùng rất nhiều vinh quang đã đạt được, giờ đây Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức đã  bước sang tuổi 80. Kính mong thầy trường thọ, dồi dào sức khỏe để viết tiếp những trang đời, trang văn.

                                                                           Tháng Năm 2015

GIÁO SƯ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN HÀ MINH ĐỨC

  • Năm sinh: 1935.
  • Quê quán: Thanh Hoá.
  • Tốt nghiệp đại học ngành Văn học tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1958.
  • Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1991.
  • Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2000.
  • Thời gian công tác tại Trường: 1957 - 2005.

+ Đơn vị công tác:

Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), sau là Khoa Văn học (Trường ĐHKHXH&NV) (1960-2005).

Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐHKHXH&NV) (1990-2003).

+ Chức vụ quản lý:

Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1987-1988).

Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) (1990-2000).

Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học (1995 - 2003).

  • Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về văn học nghệ thuật; Văn học Việt Nam hiện đại từ 1930 đến cuối thế kỷ; Lý luận về thực tiễn phát triển văn hóa của Việt Nam.
  • Các công trình khoa học tiêu biểu:

Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc. NXB Văn hoá, 1961.

Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (lý luận). NXB Khoa học xã hội, 1874 - 1997 - 1998.

Chủ tịch Hồ CHí Minh-Nhà thơ lớn của dân tộc, NXB Khoa học Xã hội 1979.

C.Mac - Ph.Anghen - V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ. NXB Sự thật, 1982 - 1995 - 2000.

Hồ Chí Minh - nhà báo. NXB Chính trị Quốc gia, 2000.

Một nền văn hoá văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, NXB Khoa học Xã hội, 2005.

Tự lực văn đoàn - Trào lưu và tác giả, NXB Giáo dục, 2007.

Một thế hệ vàng trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Thuận Hóa, 2013.

Tác phẩm Hồ Chí Minh - Cẩm nang của Cách mạng Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.

Tài năng và danh phận (bút ký), NXB Chính trị Quốc gia, 2014.

Ngàn dặm xa trên xứ người (Bút ký-du ký), NXB Giáo dục, 2015.

  • Các giải thưởng khoa học tiêu biểu:

+ Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam cho cuốn Đi tìm chân lý nghệ thuật, NXB Văn học năm 1998.

+ Giải thưởng Sách hay của Bộ Thông tin và Truyền thông cho cuốn Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, NXB KHXH, 2005.

+ Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ năm 2000 cho cụm công trình về Văn học Việt Nam hiện đại và lý luận văn học. 

Về văn học hiện đại: 1. Nam Cao, đời văn và tác phẩm; 2. Khảo luận văn chương.

Về lý luận văn học: 1. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. 2. Các.Mác, Ph. Ănghen, V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ.

          + Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật của Bộ Văn hóa năm 2001.

+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2010 với cụm công trình sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hoá, văn nghệ Việt Nam, gồm các công trình:

Nhóm công trình 1: Sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh; Báo chí Hồ Chí Minh (phần chuyên luận)

Nhóm công trình 2: Tự lực Văn đoàn - Trào lưu và tác giả (Phần chuyên luận); Một nền văn hóa văn nghệ đậm bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú.

 

Tác giả: PGS.TS Đoàn Đức Phương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây