TỪ TRUYỀN THỐNG
Một trong những tài sản lớn nhất của Khoa Văn học chính là bề dày truyền thống đáng tự hào. Truyền thống đó thể hiện ở những tên tuổi các nhà khoa học hàng đầu trong từng lĩnh vực của ngành Văn học và Hán Nôm trải qua hơn nửa thế kỷ.
Kết tinh tri thức và đóng góp trực tiếp của Khoa Văn học trong nền giáo dục đại học Việt Nam được cụ thể hóa trước hết qua hệ thống giáo trình phong phú bao phủ toàn bộ các chuyên ngành như Lý luận văn học, Văn học dân gian, Văn học Việt Nam, Văn học phương Tây, Văn học Nga, Hán văn và Hán văn Việt Nam. Những bộ giáo trình này đã được in lại nhiều chục lần qua nhiều chục năm và được sử dụng để giảng dạy ở nhiều cơ sở đào tạo đại học trong cả nước. Cho đến nay, rất nhiều bộ giáo trình trong số đó vẫn được coi là không thể thay thế được ở nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, Khoa Văn học còn có một hệ thống lên tới hàng trăm đầu sách chuyên khảo phong phú liên tục được các nhà khoa học thuộc các thế hệ kế tiếp nhau cập nhật qua thời gian. Chính hệ thống giáo trình và chuyên luận với số lượng lớn, có chiều sâu, luôn đi đầu trong mỗi bước chuyển mình của nền khoa học nước nhà đã góp phần giúp Khoa Văn học luôn giữ vững được vị thế của mình qua những thăng trầm của lịch sử.
ĐẾN HIỆN ĐẠI
Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Khoa Văn học chiếm đa số là lứa tuổi 7x, 8x, 9x. Thế hệ giảng viên hôm nay đang gánh vác trách nhiệm vừa phải duy trì được truyền thống mà các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, vừa phải đáp ứng được những thách thức và yêu cầu rất khác biệt của nền giáo dục thời đại mới. Kế hoạch xây dựng một hệ thống giáo trình mới theo định hướng kết hợp kế thừa những di sản của các thế hệ trước kết hợp với các thành tựu đổi mới của nghiên cứu khoa học hiện đại trong thời gian gần đây đang được Khoa Văn học ráo riết hiện thực hóa.
Giữa xu thế không ngừng đẩy mạnh công bố quốc tế và giao lưu học thuật quốc tế của 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu cũng như của toàn bộ nền khoa học nước nhà, các giảng viên của Khoa Văn học nhận thức được rằng mình không thể đứng ngoài thời cuộc. Bằng tinh thần tích cực và chủ động thích nghi, các giảng viên của Khoa đã đạt được những những thành công bước đầu với những bài tạp chí và sách chuyên khảo được xuất bản ở nhiều quốc gia trên thế giới bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, từ tiếng Trung, tiếng Anh đến tiếng Pháp, tiếng Nga. Nhưng bên cạnh đó, Khoa Văn học đồng thời cũng không quên trách nhiệm đóng góp vào việc phát triển nền khoa học xã hội và nhân văn của nước nhà, thể hiện qua việc liên tục công bố những chuyên khảo mang tính chuyên môn đặc thù để luôn duy trì được vị trí là một trong những cơ sở nghiên cứu và giảng dạy Văn học và Hán Nôm hàng đầu trong cả nước.
Trong khoảng thời gian mười năm trở lại đây, khi các giảng viên kỳ cựu ở lứa tuổi trên 50 đang ở thời kỳ sung sức vẫn tiếp tục khẳng định vai trò chủ chốt thông qua những công trình khoa học gây được nhiều tiếng vang, thì các giảng viên thuộc thế hệ trẻ cũng đã bắt đầu cho thấy những tiềm năng chuyên môn đầy triển vọng thông qua hàng loạt những công trình nghiên cứu được đánh giá cao về tính hiện đại và cập nhật xu thế nghiên cứu mới nhất của thời đại. Chỉ tính riêng chuyên khảo của các các giảng viên trẻ thì có thể kể tên những công trình thuộc các lĩnh vực sau đây:
- Lý luận văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI: Cấu trúc và khuynh hướng (2015), Trường ca Việt Nam hiện đại: Diễn trình và thi pháp (2017).
- Văn học dân gian: Tuyển tập Huyền thoại về nguồn gốc các tộc người Việt Nam (2017).
- Văn học Việt Nam: Lược khảo các vụ án văn chương ở Việt Nam thế kỷ X-XIX (2013), Sự khởi sinh của tính hiện đại- trần thuật Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX (2014), Tự sự của trinh tiết: Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ X-XIX (2016), Văn hóa tính dục ở Việt Nam thế kỷ X-XIX (2018), Điển phạm và vấn đề điển phạm hóa trong văn học Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông) (2018).
- Văn học nước ngoài: Nghệ nhân và Margarita (M. Bulgakov) và đặc điểm tiểu thuyết huyền thoại thế kỷ XX (2016), Samuel Beckett và sự cách tân kịch Pháp thế kỷ XX (2016), Tiểu thuyết Iva Turgenev và sự chồng lấn giữa các đường biên (2018), 譯介的話語:20 世紀中國文學在越南 (Diễn ngôn của dịch thuật - Văn học Trung Quốc thế kỷ 20 ở Việt Nam) (2019, xuất bản bằng tiếng Trung tại Đài Loan)
Những công trình kể trên đã thể hiện được năng lực khoa học của thế hệ hiện tại và tương lai của Khoa Văn học, đem đến niềm tin vào sự tiếp nối những truyền thống vẻ vang của Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng hợp năm xưa, đem đến niềm tin vào một khả năng thích ứng và chuyển mình thành công trong bối cảnh giáo dục đào tạo hiện đại đầy thách thức.
Khoa Văn học bước ra từ truyền thống của tinh thần lao động khoa học nghiêm cẩn, coi truyền thống là điểm tựa và nguồn lực mạnh mẽ nhất để thích ứng với yêu cầu chuyên môn trong thời đại mới.
Nguồn tin: Công đoàn Khoa Văn học