Top 10 Trang Cá Cược Bóng Đá Uy Tín

   
Tin tức

Chương trình VNU 12+: Phát hiện, thu hút, đào tạo và hướng nghiệp sớm cho học sinh THPT

Thứ sáu - 17/05/2024 23:37
Đây là nội dung được trao đổi tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức sáng 17/5/2024, thu hút sự tham dự của hàng trăm học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm tới chương trình đào tạo mới này.
Tạo cơ hội ươm tạo tài năng từ bậc THPT
Chương trình Ươm tạo tài năng từ bậc THPT tại ĐHQGHN (gọi tắt là VNU 12+) áp dụng cho học sinh các trường THPT thuộc ĐHQGHN. Theo PGS.TS Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc ĐHQGHN, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, ĐHQGHN đi tiên phong trong xây dựng chương trình đào tạo VNU 12+ tại Việt Nam.
PGS.TS Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh mục tiêu phát hiện, thu hút, đào tạo và hướng nghiệp sớm cho học sinh THPT của chương trình VNU 12+
Mô hình đào tạo 12+ đã được triển khai ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới và mang lại hiệu quả rõ rệt. Học hỏi và phát triển các thành tựu đó, ĐHQGHN đã xây dựng Chương trình Ươm tạo tài năng từ bậc THPT tại ĐHQGHN với mục tiêu phát hiện, thu hút, đào tạo và hướng nghiệp sớm cho học sinh THPT có tiềm năng, năng lực, tài năng thuộc ĐHQGHN. Chương trình nhằm lựa chọn, tư vấn ngành nghề và tạo điều kiện cho học sinh đăng ký học sớm (học trước) một số học phần trong các chương trình đào tạo trình độ đại học phù hợp với hướng nghề nghiệp mà các em đã lựa chọn.
Việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp và học sớm của từng học sinh sẽ được tổ chức theo hình thức cá thể hóa đào tạo với sự hướng dẫn trực tiếp (coaching) của giảng viên có trình độ và uy tín của ĐHQGHN. Trong quá trình học sớm, học sinh có thể tham gia nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập cùng giảng viên hướng dẫn hoặc nhóm nghiên cứu của giảng viên hướng dẫn.
VNU 12+ tạo điều kiện cho học sinh rút ngắn thời gian đào tạo ở bậc đại học trên cơ sở được định hướng nghề nghiệp và học tập, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập sớm. Các em cũng sớm có cơ hội tiếp cận các chương trình học bổng quốc tế, tăng tỉ lệ thành công khi học đại học.
Chương trình kỳ vọng sẽ thu hút học sinh giỏi vào học bậc THPT tại ĐHQGHN; tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhà khoa học đạt chuẩn quốc tế trong tương lai của ĐHQGHN, đặc biệt các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học cơ bản.
Năm 2014, ĐHQGHN đã ban hành quy định học sinh THPT có phẩm chất và năng lực vượt trội được tích luỹ kiến thức, đăng ký học sớm ở bậc đại học đã có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, qua 10 năm thực hiện với nhiều trường hợp học vượt trong chương trình ở bậc đại học thành công, bước đầu đã chứng minh tính đúng đắn, tầm nhìn xa của ĐHQGHN và phù hợp với xu thế của thế giới.
Trường ĐH KHXH&NV tiên phong trong triển khai chương trình VNU 12+
Chia sẻ tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho học sinh, PGS.TS Nguyễn Quang Liệu - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, với những mục tiêu và tính ưu việt của chương trình VNU 12+, 10 trang web cá cược bóng đá hàng đầu đã tiên phong trong việc định hướng, tư vấn cho các em học sinh đăng ký các học phần ở bậc đại học.
Qua 02 năm thực hiện chương trình, số lượng học sinh đăng ký tăng dần và kết quả thu được rất đáng ghi nhận. Năm học 2022 - 2023, nhà trường có 11 em đăng ký vào học các chương trình đại học thuộc Trường ĐH KHXH&NV và các trường thành viên của ĐHQGHN. Năm học 2023 – 2024, con số này tăng lên là 20 em học sinh đăng ký.
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn
Em Lê Hoài Nam - học sinh chuyên Sử đăng ký học tích luỹ các học phần bậc đại học năm học 2022 - 2023, hiện nay là sinh viên năm thứ nhất của Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV tâm sự: “Nhờ đăng ký học sớm chương trình đại học thuộc Trường ĐH KHXH&NV, em biết được nhiều điều mới lạ, hiểu sâu kiến thức để phần nào đáp ứng yêu cầu đổi mới không ngừng của chuyên ngành mình theo học. Em đã học được cách tư duy, làm việc sáng tạo khi học chung với các anh chị đi trước”.
Chia sẻ với các thầy cô, các nhà khoa học hướng dẫn, các em học sinh đều cho rằng việc được tích lũy các học phần ở bậc đại học đã giúp các em học hỏi thêm được kinh nghiệm học tập ở bậc đại học là tự học, làm việc nhóm với các anh chị sinh viên. Các em được hiểu thêm về việc lựa chọn ngành học của bản thân; tích lũy kiến thức và nhiều học phần có thể áp dụng trên lớp bậc THPT; giúp các em rút ngắn thời gian học đại học và đặc biệt được tiếp xúc, học hỏi với các giảng viên, các nhà khoa học hàng đầu. Các em cho rằng đây là một lợi thế lớn nhất của học sinh THPT thuộc ĐHQGHN mà không có một cơ sở giáo dục nào có được (ý kiến của em Trần Hưng lớp 11 chuyên Sử, em Đinh Phạm Hương Giang lớp 11 chuyên Văn 2 và em Bùi Nguyễn Minh Thuận lớp 11 CLC).
Ngoài những lợi ích nhất định, học vượt cũng gây ra áp lực không nhỏ cho học sinh, nên trước khi đăng ký học vượt phải tính toán rất kỹ. Em Đinh Thị Thu Thảo, em Bạch Gia Linh, lớp 11 chuyên Sử; em Đinh Phạm Hương Giang, em Đỗ Ngọc Diệp lớp 11 chuyên Văn 2 tâm sự: khi đăng ký học vượt, học sinh cần lưu ý năng lực học tập của mình cần phải đạt mức độ ổn định đến tốt thì mới cân bằng được các học phần mà mình đăng ký. Nếu không, mức điểm bình quân tích lũy sẽ không cao và khi đã chọn học vượt, học sinh phải biết cân bằng giữa việc học với các hoạt động khác trong cuộc sống để không bị quá tải, không bị sao nhãng việc học tập chính ở trường THPT.
 
Rất nhiều em học sinh tại các trường THPT quan tâm tới chương trình VNU 12+ của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
Về thời gian đăng ký học, theo các em đã tích lũy các học phần trong hai năm qua đều cho rằng: đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong năm lớp 10 sẽ phải đánh giá được khả năng học của mình như thế nào, liệu có phù hợp để bắt đầu học vượt hay không. Sau khi xác định bản thân có thể, tiếp tục khảo sát chương trình đào tạo, các môn cơ bản của các trường và các môn cơ sở ngành cũng như chuyên ngành để xếp lịch học các học kỳ sau cho phù hợp nhất. Đến lớp 11, các em sẽ bắt đầu đăng ký học từ một đến hai học phần cơ bản hoặc môn cơ sở ngành và kết quả cuối kỳ một sẽ là câu trả lời tốt nhất cho vấn đề có nên tiếp tục học vượt hay không. Khi bạn học nhiều hơn từ một đến hai học phần mà vẫn có thể đạt kết quả tốt thì có nghĩa bạn có thể tiếp tục. Ở điểm này các em lưu ý nên xem xét khả năng của bản thân và phương pháp học tập ở bậc đại học, nếu thấy khó khăn thì hỏi ý kiến của chuyên gia, của người hướng dẫn.
Với kết quả đạt được như hiện tại đã cho thấy tính tiên phong của việc học vượt/ học sớm, ĐHQGHN đã ban hành quy định VNU 12+ rất đúng đắn về việc cho học sinh THPT của ĐHQGHN được học vượt. Quy định học vượt là quy định có tầm chiến lược, cần phát huy và nhân rộng trong thời gian tới, nhằm phát huy năng lực vượt trội, tiêu biểu của các em, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước.
Infographic Chương trình Ươm tạo tài năng từ bậc THPT tại ĐHQGHN (Nguồn: VNU Media)

Tác giả: Thuỳ Dung - USSH Media

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây